Nhiều thay đổi về thứ hạng được đánh dấu đặc biệt trong khoảng thời gian này, do những tác động của đại dịch Covid-19 đối với giá cả trên toàn thế giới.Biến động tiền tệ do đại dịch, bao gồm việc đồng USD giảm, đồng nghĩa với việc các điểm đến ở châu Phi, châu Mỹ và Đông Âu đã trở nên ít đắt đỏ hơn kể từ tháng 3/2020. Trong khi Tây Âu, nơi đồng Euro đã tăng giá so với USD, đã chứng kiến giá cả tăng cao. Đồng Franc của Thụy Sĩ cũng đã tăng giá trị.Ghi nhận giá cả tăng mạnh nhất là Tehran (Iran), TP đã leo lên bậc từ 106 lên 79, do các lệnh trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến nguồn cung. Ngược lại, Reykjavik (Iceland), Rio de Janeiro và Sao Paulo (Brazil) ghi nhận sự giảm giá nhiều nhất, do phải chịu nhiều thiệt hại trong đại dịch.
Theo EIU, một cuộc di cư của người lao động nước ngoài trong thời kỳ đại dịch là nguyên nhân dẫn đến sự hạ giá của một số nơi, điển hình là Singapore - nơi chứng kiến dân số giảm lần đầu tiên sau 17 năm.
Không chỉ cho thấy sự hoán đổi vị trí của các TP, cuộc khảo sát của EIU còn làm rõ cách đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Nhìn chung, giá cả đồ điện tử gia tăng trên toàn cầu, trong khi chi phí cho quần áo đã giảm. Cả 2 điều này được cho đều là do lượng người làm việc tại nhà tăng lên. Các mặt hàng thực phẩm chủ yếu vẫn giữ nguyên giá, trong khi các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và rượu bia đều tăng.
Tương lai, tình hình vẫn không mấy khả quan, khi EIU dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục, với việc mọi người ưu tiên các mặt hàng thiết yếu và giải trí gia đình hơn là thời trang trong năm 2021.
Top 10 TP đắt đỏ nhất thế giới để sống năm 20201. Paris (Pháp), Hongkong, Zurich (Thụy Sĩ)4. Singapore5. Osaka (Nhật Bản), Tel Aviv (Israel)7. Geneva (Thụy Sĩ)8. New York (Mỹ)9. Copenhagen (Đan Mạch)10. Los Angeles |