Top 6 loại đồ uống giúp cơ thể "trẻ hóa"
Kinhtedothi - Dưới đây là một số loại đồ uống chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus, tăng cường miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Sữa nghệ gừng
Curcumin trong nghệ là một hợp chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Kết hợp với gừng, quế và hạt tiêu đen giúp tăng cường khả năng hấp thụ, tăng cường phản ứng miễn dịch và giảm căng thẳng oxy hóa. Sử dụng hàng ngày giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon, chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột.
Cách làm: Dùng 2 cốc sữa (sữa bò hoặc sữa hạt khoảng 500ml), khoảng 3cm nghệ tươi hoặc ½ thìa cà phê bột, 1,5cm gừng tươi hoặc 1/2 thìa cà phê bột, một nhúm hạt tiêu đen và quế, mật ong vừa ăn. Đun nóng nhẹ các nguyên liệu trong 5 - 10 phút mà không đun sôi; lọc và thưởng thức trước khi đi ngủ.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trà chanh gừng
Vitamin C từ chanh với gừng chống viêm, đã được chứng minh là có tác dụng làm dịu cơn đau họng và hỗ trợ khả năng miễn dịch; thích hợp dùng để thư giãn, hydrat hóa.
Cách làm: Lấy 1 - 2 cốc nước (250-500ml) với 3cm gừng thái lát, đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nhấc khỏi bếp, thêm nước cốt của nửa quả chanh và mật ong cho vừa ăn.
Trà xanh
Trà xanh giàu catechin (đặc biệt là EGCG), hỗ trợ tăng cường miễn dịch và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Nên tiêu thụ 2 - 3 cốc trà xanh mỗi ngày để duy trì khả năng chống oxy hóa.
Cách làm: Ngâm 1 túi trà xanh hoặc 1 thìa cà phê lá trà xanh khô trong 1 cốc nước nóng trong 3 - 5 phút. Có thể thêm chanh, mật ong hoặc một chút quế để tăng hương vị.
Sinh tố quả mọng và cam
Các loại quả mọng (dâu tây, việt quất) giàu chất chống oxy hóa và cam quýt (cam, chanh) là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột, tế bào bạch cầu và kiểm soát tình trạng viêm.
Cách làm: Sử dụng 1/2 cốc quả mọng hỗn hợp, 1 quả cam hoặc kiwi, 1/2 cốc sữa chua hoặc kefir nguyên chất và một quả chuối/mật ong tùy chọn. Xay cho đến khi mịn và thưởng thức.
Nước ép rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, rau mùi và bạc hà chứa nhiều vitamin A, C, folate và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, bù nước, tăng cường khả năng miễn dịch.
Cách làm: Dùng 1 cốc rau chân vịt, rau mùi, lá bạc hà, 1/2 quả dưa chuột, 1 quả táo hoặc lê, 2 thìa canh nước cốt chanh, một nhúm muối đen. Trộn với nước rồi cho vào máy ép chậm để lấy nước.
Trà Kombucha
Trà Kombucha là một loại trà đặc biệt được tạo ra từ quá trình lên men tự nhiên. Không chỉ mang lại hương vị độc đáo, trà Kombucha còn là một nguồn cung cấp các vi khuẩn có lợi (probiotic) phong phú.
Với sự tương tác của các vi khuẩn có lợi, trà Kombucha giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa và thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả. Các lợi ích sức khỏe khác của trà Kombucha bao gồm giảm vi khuẩn gây viêm trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cung cấp năng lượng tự nhiên cho cơ thể. Tuy trà Kombucha rất tốt cho cơ thể, nhưng khi bắt đầu sử dụng, bạn nên tiếp cận từng liều lượng nhỏ và tăng dần.
Cách làm Kombucha: Dùng các nguyên liệu gồm nước, đường, trà chứa caffein (trà đen, trà xanh, trà ô long..), không nên dùng trà thảo mộc hoặc trà có tinh dầu; nước trà mồi (nước trà đã được lên men từ mẻ trước) và SCOBY.
Để làm kombucha, pha trà, loại bỏ bã, thêm đường vào khuấy đều và để cho hỗn hợp nguội hoàn toàn. Sau đó cho trà mồi và scoby vào. Đậy kín lọ để ngăn côn trùng và bụi bẩn xâm nhập. Đặt lọ ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp, nơi không bị xô đẩy quá nhiều. Để kombucha lên men trong một đến ba tuần rồi gạn lấy nước để uống.
Những lưu ý khi sử dụng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe
Để phát huy công dụng của những loại đồ uống nêu trên, bạn cần lưu ý:
- Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần (2 lít nước/ngày), không uống quá nhiều nước cùng lúc mà hãy chia nhỏ thành các lần uống;
- Không dùng các loại nước trái cây, sữa, trà,... để dùng chung với thuốc. Tốt nhất khi uống thuốc bạn hãy dùng nước lọc;
- Không uống các loại nước ép, detox ngay trước giờ đi ngủ vì sẽ khiến bụng ậm ạch khó chịu và tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ;
- Không nên uống nước khi đang ăn cơm vì nước làm loãng dịch vị dạ dày, giảm cảm giác ngon miệng;
- Trong trường hợp đang mắc bệnh lý về thận, phù nề, huyết áp cao thì bạn nên chọn loại nước uống phù hợp với hướng dẫn của bác sĩ.

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế
Kinhtedothi - Đằng sau vị ngọt hấp dẫn của các loại đồ uống có đường (ĐUCĐ) là những hiểm họa âm thầm đối với sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng và ngân sách y tế chịu nhiều sức ép, việc áp thuế đặc biệt với ĐUCĐ không chỉ là biện pháp kinh tế, mà còn là chiến lược dài hạn để bảo vệ sức khỏe người dân. Loạt bài viết của Kinh tế & Đô thị sẽ làm rõ những tác động tiêu cực của ĐUCĐ, kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát, và đề xuất chính sách thuế như một công cụ hiệu quả để đặt công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: không thể trì hoãn thêm
Kinhtedothi - Tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, một trong những giải pháp hiệu quả được đề xuất là áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường nhằm kìm hãm xu hướng tiêu thụ quá mức.

Top đồ uống lành mạnh giúp tăng sự tập trung và tỉnh táo cho sĩ tử
Kinhtedothi - Không chỉ có các loại rau xanh, thịt, cá,... mới tốt cho não bộ, mà còn có những loại thức uống cũng mang lại cho sĩ tử thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện khả năng tập trung trí nhớ và tỉnh táo trong mùa thi.