TP Hà Nội nói gì về chương trình di dân, giãn dân Làng cổ Đường Lâm?
Di tích kiến trúc- nghệ thuật cấp quốc gia làng cổ ở Đường Lâm là một quần thể với 50 di tích có giá trị được xếp hạng, gần 100 ngôi nhà cổ niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. Năm 2013, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Làng cổ ở Đường Lâm.
Năm 2014, TP Hà Nội tiếp tục ban hành Đề án "Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở xã Đường Lâm". Từ đó đến nay, 13 dự án với tổng mức đầu tư là 178,029 tỷ đồng đã được thực hiện. Hiện, vẫn còn 5 nội dung chưa được triển khai thực hiện hoặc chưa hoàn thành.

Theo kiến nghị từ cử tri và đại biểu HĐND TP Hà Nội, cần phải có cơ chế chính sách đặc thù về việc thực hiện chương trình di dân, giãn dân khu vực Làng cổ Đường Lâm.
Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết: theo quy định của pháp luật đất đai: Khoản 3 Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau: "Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bởi thường, hỗ trợ, tải định cư theo quy định của pháp luật.”; Điểm e Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định về hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất như sau: "Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cả nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài màphải di chuyển chỗ ở”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về đất đai, việc hỗ trợ ổn định đời sống bằng chính sách tái định cư chỉ áp dụng trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2003 và 2013 không quy định về việc giao đất giãn dân nông thôn.
Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013, việc giao đất ở đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất; trừ trường hợp giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã; thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở hoặc trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 23 Luật Đất đai năm 1993: UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư phê duyệt kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để UBND cấp huyện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở.
Ngày 23/8/2022, Sở TN&MT Hà Nội đã có văn bản số 6186/STNMT- QHKHSDĐ gửi Sở KH&ĐT và báo cáo UBND TP về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá phục vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ xã Đường Lâm. Đề án "Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cố xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây” – giai đoạn 2014-2020 được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 4142/QĐ-UBND ngày 5/8/2014.
Dự án cấp đất giãn cư và Kế hoạch tổ chức giãn dân làng cổ Đường Lâm dự kiến chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ năm 2014 - 2015) và giai đoạn 2 (từ năm 2016 - 2020), đã hết tiến độ thực hiện. Hiện nay, UBND TP đang giao Sở KH&ĐT báo cáo, đề xuất phê duyệt điều chỉnh Đề án theo quy định, làm cơ sở để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp chuận cho thực hiện cơ chế đặc thù (hỗ trợ) giao có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá phục vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây theo quy định.

30 đại sứ quán trải nghiệm làng cổ Đường Lâm và Tết xứ Đoài
Kinhtedothi - Ngày 23/1, gần 30 đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã có chuyến tham quan và trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây).

Du khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại làng cổ Đường Lâm
Kinhtedothi - Ngày 14/1, tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch TP Hà Nội phối hợp UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội), đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Tết làng Việt” 2023 dành cho các đại sứ quán tại Hà Nội, khách du lịch.

Thường trực Thành ủy Hà Nội khảo sát thực tế tại làng cổ Đường Lâm
Kinhtedothi - Chiều 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Thường trực Thành ủy đã đi khảo sát thực tế công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm và khu di tích Đền Và, tại địa bàn thị xã Sơn Tây.