Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: 10.434 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19

Kinhtedothi - Đây là thông tin được ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cung cấp vào chiều 18/4. Chưa có trường hợp nào tai biến nặng sau tiêm.

Chiều 18/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo để cung cấp một số thông tin trên địa bàn. Đặc biệt là tình hình tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Học sinh lớp 6 tại một trường THCS ở TP Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng Covid-19 vào ngày 16/4.

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc HCDC, trong ngày 16/4, TP Hồ Chí Minh đã tiêm thí điểm được 10.434/97.064 trẻ. Có 1.379 trẻ chưa tiêm vì có bệnh tim, dị ứng và các bệnh khác. Ngày 18/4 có 187 điểm tiêm tại các quận, huyện và TP Thủ Đức đồng loạt tiêm với dự kiến 42.256 trẻ. Đến chiều cùng ngày, chưa có trường hợp nào tai biến, có một số điểm do trẻ quá sợ nên mệt mỏi.

Ông Nguyễn Hồng Tâm cũng cho biết, khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng Covid-19, phụ huynh phải chuẩn bị sẵn mã số định danh của trẻ. Phụ huynh cần theo dõi con em mình sau tiêm ít nhất 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 3 ngày đầu tiên phải có người lớn bên cạnh trẻ 24/24 giờ. Trong 28 ngày đầu tiên, phải theo dõi khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào lạ cần báo ngay cho y tế.

Theo báo cáo của Sở Y tế với HĐND TP Hồ Chí Minh tại buổi tái giám sát vào chiều 18/4, tính đến 11 giờ ngày 17/4, tổng số mũi vaccine phòng Covid-19 đã tiêm là 20.457.382 mũi (gồm 8.137.549 mũi 1, 7.374.528 mũi 2, 682.754 mũi bổ sung, 4.262.551 mũi nhắc lại). Trong đó, người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm được 19.030.518 mũi, tỷ lệ mũi bổ sung và nhắc lại đạt 73,91%.

Người từ 50 tuổi trở lên, đã tiêm mũi 1 là 1.937.359 đạt 103,39%, mũi 2 được 1.922.582đạt 102,61% (tính trên dân số từ 50 tuổi trở lên là 1.873.754 do quận, huyện báo cáo cáo cập nhật ngày 6/4).

Người từ 65 tuổi trở lên, tiêm mũi 1 là 584.671 đạt 106,93%, mũi 2 được 569.010 đạt 104, 7%, mũi bổ sung là 68.160, mũi nhắc lại: 424.392. Tỷ lệ mũi bổ sung và nhắc lại đạt 90,08%.

Đối với trẻ từ 12 - 17 tuổi, tiêm mũi 1 là 731.159 đạt 90,40%, mũi 2 là 686.330 đạt 84,86% (tính trên dân số 12 - 17 tuổi là 808.824 người do quận, huyện báo cáo cập nhật vào ngày 6/4).

Riêng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong độ tuổi đã tiêm được 10.434 trẻ, trong đó có 1.059 trẻ trên 12 tuổi và 9,375 trẻ dưới 12 tuổi thuộc khối lớp 6 (tỉnh trên tổng số trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 898.537 trẻ, 885.730 trẻ đi học do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp và 12.807 trẻ không đi học, được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp).

Bà Lê Thiện Huyền Như - Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế khẳng định, đối với trẻ em vừa tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể tiêm vaccine cúm mùa, viêm màng não… nhưng tiêm chỗ khác trên cơ thể.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

06 Apr, 12:23 PM

Kinhtedothi - Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

06 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Cảm cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng, loại virus gây bệnh và cách chăm sóc bản thân. Dưới đây là cách phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm.

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

06 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những loại nước tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì độ bền cho vật dụng này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ