Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: 78,9% người dân trên 18 tuổi đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), tính đến hết ngày 23/8, TP đã tiêm tổng số 5.501.732 mũi vaccine cho người dân từ đủ 18 tuổi trở lên; trong đó có 5.291.196 mũi 1 (đạt tỷ lệ 78,9%) và 210.536 mũi 2 (đạt tỷ lệ 3,1%).
Hiện tại, TP Hồ Chí Minh vẫn đang tích cực triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 23/8.

"Số lượng F0 dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, người dân cần hết sức bình tĩnh vì điều này nằm trong kịch bản ứng phó của ngành y tế" - HCDC khuyến cáo.

Về tình hình dịch bệnh, tính đến 6 giờ ngày 25/8, có 185.367 ca mắc mới phát hiện tại TP Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố, trong đó có 184.931 ca ghi nhận trong nước, 436 trường hợp nhập cảnh.

 Triển khai lấy mẫu xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian thực hiện biện pháp tăng cường giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 23/8 tại phường Cát Lái, TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh

Hiện các cơ sở y tế đang điều trị 36.829 bệnh nhân, trong đó có 2.147 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.609 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 24/8 có 2.071 bệnh nhân xuất viện. Tổng số ca xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 93.289 bệnh nhân. Có 292 trường hợp tử vong trong ngày.

Về điều tra, truy vết, khoanh vùng, ngày 24/8 tiếp tục không ghi nhận ổ dịch mới cần theo dõi. Hiện còn 16 ổ dịch đang diễn tiến.

Về chiến dịch tiêm vaccine Covid-19: Nguyên tắc của tiêm vaccine phòng Covid-19 dựa trên sự tự nguyện đồng ý của người dân. Tính đến hến ngày 23/8, TP đã tiêm tổng số 5.501.732 mũi, trong đó có 5.291.196 mũi 1, đạt tỷ lệ 78,9% người dân trên 18 tuổi và 210.536 mũi 2, đạt 3,1% người dân trên 18 tuổi. Năng lực tổ chức tiêm vaccine có thể đạt trên 300.000 liều/ngày.

Về xét nghiệm Covid-19: Triển khai lấy mẫu toàn dân tại vùng đỏ, vùng cam bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Người dân sẽ tự lấy mẫu xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Thực hiện mẫu gộp tại các vùng vàng, vùng xanh. Dự kiến số mẫu phải lấy ở cùng cam, vùng đỏ là 2 triệu đến hết ngày 25/8. Ngày 23/8, TP đã lấy được khoảng 170.000 mẫu test nhanh, trong đó có 6.000 mẫu cho kết quả dương tính, tỷ lệ này thấp hơn 5% theo hướng dẫn của WHO.

Về tình hình chăm sóc, theo dõi, điều trị F0 tại nhà: TP tổ chức các trạm y tế lưu động kết hợp với đội phản ứng nhanh của địa phương để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 khi điều trị tại nhà. Mỗi phường thành lập từ 2-3 trạm y tế lưu động tùy số lượng F0 trên địa bàn. Đến ngày 23/8, đã có tổng số 274/400 trạm y tế lưu động được thành lập. Thực hiện 100.000 túi thuốc ung cấp cho F0 điều trị tại nhà. Chuẩn bị sử dụng Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 45.206 người, trong đó có 23.197 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 22.009 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung là 15.392 người. 

Về tình hình cách ly kiểm dịch y tế: Số trường hợp F1 đang cách ly tập trung là 2.823 người. Số trường hợp F1 đang được cách ly tại nhà là 18.362 người.

HCDC khuyến cáo, đối với người dân: (1) Tự lấy mẫu xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế; (2) Tổ chức chăm sóc sức khoẻ tại nhà, thuốc điều trị bằng hình thức trạm y tế lưu động; (3) Thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K + vaccine. 
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ