Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh (Sở Giao thông Vận tải) vừa có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề xuất 93 dự án, công trình giao thông vận tải trọng điểm cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2030.
Phối cảnh Dự án cầu vượt ở nút giao ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân, Tân Phú)
Theo đề xuất, có 5 nút giao thông lớn nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn bao gồm:
Dự án xây dựng nút giao ngã 7 Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong (quận 3 và quận 10).
Dự án nút giao ngã 6 Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (quận 5 và quận 10) sẽ xây dựng nút giao khác mức - cầu vượt trực thông các nhánh nút giao. Dự án này có vốn đầu tư dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.
Dự án xây dựng nút giao thông Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) có vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, sẽ xây dựng nút giao khác mức (cầu vượt trực thông hai chiều theo hướng Nguyễn Oanh). Cầu sẽ có chiều dài 500m, rộng 2 - 4 làn xe.
Tại nút giao thông Quốc lộ 1 - Đường số 7 - Đường số 18 (quận Bình Tân) sẽ được xây dựng nút giao khác mức, với cầu vượt hoặc hầm chui trực thông hai chiều theo hướng Đường số 7 - Đường số 18. Chiều dài cầu 400m, bề rộng 2 - 4 làn xe. Mức đầu tư dự án là 400 tỷ đồng.
Dự án cầu vượt ở nút giao ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân, Tân Phú) với mức vốn gần 2.400 tỷ đồng, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng. Dự án này sẽ xây dựng cầu vượt hai chiều theo hướng đường Lê Văn Quới - Hòa Bình, chiều dài cầu 280m, bề rộng cầu 12m.
Cả 5 dự án trên đều được đề xuất thực hiện giai đoạn 2024 - 2028. Theo Sở Giao thông Vận tải, các dự án này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại một số nút giao, tuyến đường đô thị liên khu vực trên địa bàn thành phố.
Cùng với 5 dự án nút giao thông trên, Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất 88 dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2030, bao gồm các tuyến cao tốc, đường kết nối cao tốc, quốc lộ, đường vành đai, các cầu lớn, đường đô thị, đường liên khu vực, đường thủy, bến bãi giao thông tĩnh...
Dự kiến, tổng vốn đầu tư 93 dự án trên khoảng 276.166 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP là 69.256 tỷ đồng (khoảng 25%) và ngân sách thành phố khoảng 202.547 tỷ đồng.
Kinhtedothi - Với nhiều lợi thế sẵn có, đã giúp huyện Thường Tín từng bước phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, những năm gần đây, Thường Tín chú trọng đến quy hoạch, đầu tư dự án giao thông, đô thị, góp phần thay đổi diện mạo khu vực cửa ngõ phía Nam của Thủ đô.
Kinhtedothi - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, tình hình giao thông tĩnh của TP Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu đỗ xe của người dân.
Kinhtedothi - Quy hoạch phát triển GTVT TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 (Quy hoạch 519).
Kinhtedothi - Nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và nâng cao sự tương tác với người dân, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an đã chính thức công khai số điện thoại của Cục trưởng và các Trưởng phòng CSGT thuộc công an 34 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Kinhtedothi - Từ ngày 25/7 đến hết ngày 25/8, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) triển khai cao điểm tổng kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải trên phạm vi toàn quốc, bao gồm cả đường bộ và đường thủy nội địa.
Kinhtedothi-Dù chính quyền nghiêm cấm neo buộc tàu vào trụ cầu Thạnh Đức nhưng nhiều ngư dân vẫn phớt lờ. Chính vì vậy, cây cầu “già yếu” này vốn đã rệu rã nay càng thêm xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Kinhtedothi - Chiều 25/7, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên đường Đồng Khởi, đoạn qua phường Trảng Dài, tỉnh Đồng Nai, khiến một người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Kinhtedothi - Cục Hàng không Việt Nam cho biết sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay quốc tế Cát Bi (Hải phòng) đã mở cửa khai thác tàu bay trở lại từ 12 giờ ngày 22/7.