Kinhtedothi - Trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi địa chỉ nhà, đất công khi mới thu hồi được 334/12.901 địa chỉ nhà, đất công phải thu hồi theo phê duyệt và bàn giao làm công trình phúc lợi công cộng hoặc đấu giá.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa thông tin, kể từ khi triển khai thực hiện công tác về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP theo quyết định 80/2001/QĐTTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ và các nghị định trước đó, Thường trực Ban Chỉ đạo 167 đã trình UBND TP Hồ Chí Minh và Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý của 12.901 địa chỉ nhà, đất công.
Trong đó, khối TP Hồ Chí Minh là 10.849 địa chỉ nhà, đất và khối Trung ương là 2.052 địa chỉ nhà, đất.
Khu nhà có địa chỉ 419 đường Lê Hồng Phong, quận 10 đang gặp khó khăn trong việc thu hồi
Tuy nhiên, cho đến nay TP Hồ Chí Minh chỉ mới xử lý thu hồi đươc 337 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích hơn 1.200.000 m2.
Hiện tại, TP Hồ Chí Minh đã chuyển giao 91 địa chỉ nhà đất cho UBND các quận, huyện làm công trình phúc lợi công cộng, công viên cây xanh, bệnh viện, trường học.
Đồng thời, chuyển giao 170 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất là 618.159 m2 cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa có trụ sở làm việc hoặc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập mới thành lập để làm trụ sở.
Cùng với đó, bán đấu giá nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 65 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất là 206.389 m2.
Diện tích đất dùng để làm quỹ đất thanh toán hợp đồng BT cho các dự án hạ tầng của TP khi được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt nhà đầu tư đối với 11 địa chỉ nhà, đất với tổng diện tích đất là 44.055 m2.
Trong thời gian tới, TP Hồ Chí Minh sẽ đặt ra yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm kê, rà soát, sắp xếp quỹ đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP đúng theo quy định.
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ông Lâm Minh Thành chỉ đạo UBND TP Phú Quốc sớm có giải pháp phối hợp với nhà đầu tư bảo vệ các dự án được cấp phép, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, bao chiếm, xây dựng trái phép trên đất dự án…
Kinhtedothi - Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 45/2022/QH15 về quản lý đất đai đảm bảo trình tự, thủ tục để triển khai các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn.
Kinhtedothi-Một trong những nội dung đáng chú ý của đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065 là định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4 theo hướng mới, hiện đại.
Kinhtedothi - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Dự án sẽ có 4 làn xe với tổng mức đầu tư 44.355 tỷ đồng.
Kinhtedothi - Trên tuyến quốc lộ 1 đoạn qua phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa xảy ra vụ va chạm giữa hai xe ô tô tải, khiến 1 tài xế tử vong.
Kinhtedothi - Giá đồng giảm khi đồng USD giữ vững, trong khi sự chú ý của thị trường chuyển sang các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.
Kinhtedothi - Ngày 9/5, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt giảm do lo ngại về nhu cầu và kỳ vọng cắt giảm sản lượng thép tại Trung Quốc.
Kinhtedothi - Quý I/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ nét trong bức tranh ngành thép Việt Nam, khi nhu cầu nội địa khởi sắc mạnh mẽ nhưng thị trường xuất khẩu lại rơi vào tình trạng sụt giảm sâu do tác động từ các chính sách bảo hộ thương mại của các nền kinh tế lớn. Điều này đặt ngành thép vào thế "nội hứng khởi – ngoại ngột ngạt", đòi hỏi chiến lược điều chỉnh linh hoạt trong thời gian tới.