Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP năm 2023

Kinhtedo thi - Tại lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP năm 2023” của TP Hồ Chí Minh, ban tổ chức đã trao 200 suất học bổng cho 200 em học sinh ở quận Bình Tân.

Sáng 21/4, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Ngành nghề Nông nghiệp TP và UBND quận Bình Tân tổ chức khai mạc “Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP năm 2023” (Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023 - PV) và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).

Đại biểu các ban, ngành TP Hồ Chí Minh. (ảnh: Tân Tiến).
Lãnh đạo Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh qua các thời kỳ. (ảnh: Tân Tiến).

Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023, được tổ chức trên một đoạn đường Vành đai trong (từ đường số 7 đến đường Đỗ Đăng Tế), phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. Thời gian tổ chức 9 ngày (từ 21/4 đến 29/4). 

Các cháu học sinh đến nhận học bổng. (ảnh: Tân Tiến).
Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Xuân cùng Bí thư Quận ủy Bình Tân trao học bổng cho các cháu học sinh. (ảnh: Tân Tiến).

Ông Nguyễn Văn Lượng - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, đã báo cáo công tác chuẩn bị. Theo đó, Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023 có quy mô 600 gian hàng, chia làm 2 khu vực: khu vực trưng bày sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP, lô hoa kiểng và khu trưng bày thành tựu nông nghiệp TP; khu kinh doanh hàng tiêu dùng và gỗ do UBND quận Bình Tân chủ trì.

Đại biểu chiêm ngưỡng khu trưng bày bon sai. (ảnh: Tân Tiến).
Du khách trầm trồ trước vẻ đẹp của những chậu bon sai tại Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023. (ảnh: Tân Tiến).

Khai mạc Hội chợ sản phẩm OCOP - TP Hồ Chí Minh năm 2023. (clip: Tân Tiến).

600 gian hàng tại Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023 đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, chi hội ngành nghề sản phẩm tiểu thủ nông nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống; các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản phẩm của Hội Nông dân TP Thủ Đức, các quận, huyện và các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Sản phẩm OCOP của huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) là cá khô. (ảnh: Tân Tiến).
... và sản phẩm OCOP chủ lực của Củ Chi là hoa lan. (ảnh: Tân Tiến).

Cũng theo ông Nguyễn Văn Lượng, đến ngày 20/4, có 75 đơn vị, cá nhân tham gia 131 gian hàng chuẩn và 14 lô kiểng (90%). Trong đó, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh có 41 đơn vị tham gia 64 gian hàng và 6 lô kiểng, Hội Nông dân 7 tỉnh tham gia với 16 gian hàng chuẩn, khu vực hàng tiêu dùng và gỗ cũng có 90% gian hàng.

Khách Trung Quốc mua bánh pía tại một gian hàng. (ảnh: Tân Tiến).
Một trong nhiều gian hàng cá kiểng tại hội chợ. (ảnh: Tân Tiến).
Gian hàng bon sai của huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh). (ảnh: Tân Tiến).
Cây bon sai bé tẹo có giá 200.000 đồng.  (ảnh: Tân Tiến).

Trong thời gian diễn ra Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023, còn có các hoạt động như: hội thi hoa lan, bon sai (80 tác phẩm hoa lan, 120 tác phẩm bon sai loại nhỏ và trung bình) của các nghệ nhân, nhà vườn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Dương… Ban tổ chức chấm và trao giải thưởng cho 47 tác phẩm đạt giải cao tại cuộc thi.

Khu dự thi bon sai tại Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023. (ảnh: Tân Tiến).
Khu dự thi hoa lan tại Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023. (ảnh: Tân Tiến).

Nhân lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023, ban tổ chức cũng đã trao tặng 200 suất học bổng trị giá 200 triệu đồng, cho 200 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Bình Tân (1 triệu đồng/suất).

Thành viên Ban giám khảo cuộc thi đang chấm điểm chậu bon sai. (ảnh: Tân Tiến).
Để chấm công bằng, các thành viên Ban giám khảo xem kỹ từng đường cong của bon sai. (ảnh: Tân Tiến).

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Huỳnh Thị Kim Xuyến cho biết, việc tổ chức Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023 nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng TP Hồ Chí Minh khóa XI (2020-2025) về định hướng phát triển nông nghiệp TP; chương trình hành động số 28-ChTrHĐ/TU ngày 1/1/2023 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổ chức hội chợ nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (ảnh: Tân Tiến).
Gian hàng trầm hương của tỉnh Quảng Nam tại hội chợ. (ảnh: Tân Tiến).
Hội chợ còn nhằm kết nối nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp. (ảnh: Tân Tiến).

Thông qua Hội chợ sản phẩm OCOP năm 2023, nhằm tiếp tục nâng cao vai trò của TP Hồ Chí Minh là thị trường lớn của cả nước và trung tâm nghiên cứu, cung cấp các loại giống về nông lâm thủy hải sản chất lượng cao cho TP và các tỉnh, thành trong khu vực. Thông qua hội chợ sẽ là cơ hội cho nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi nghiên cứu tạo giống cây, giống con chất lượng cao và xúc tiến thương mại…

TP Hồ Chí Minh tổ chức bắn pháo hoa đêm 30/4

TP Hồ Chí Minh tổ chức bắn pháo hoa đêm 30/4

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ