Kinhtedothi - Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC). Ngoài ra, nếu người dân muốn tiêm dịch vụ nhưng các cơ sở y tế thiếu vaccine hãy đến các Bệnh viện Nhi đồng của TP sẽ có đầy đủ.
Chiều 23/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về một số mặt của đời sống trên địa bàn.
Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận 8 vào sáng 23/6.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách HCDC cho biết, đối với vaccine tiêm ngừa các bệnh cho trẻ em có 2 hình thức là tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hình thức này hoàn toàn miễn phí, và hoàn toàn không thiếu ở các trạm y tế địa phương. Đối với vaccine tiêm theo dịch vụ, các cơ sở y tế kinh doanh theo cơ chế thị trường, do đó tùy cơ sở có hay không có.
Cũng theo ông Tâm, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 38/2017/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Thông tư 38 được áp dụng từ ngày 1/1/2018, đối với 10 bệnh bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Cụ thể, các bệnh: Viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh rubella.
10 loại vaccien này được tiêm miễn phí. Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch thì cần đưa trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt, nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình TCMR. Việc tiêm chủng theo chiến dịch, hoặc tiêm chủng bổ sung sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.
Người dân ở phường 7, quận 8 - TP Hồ Chí Minh dọn dẹp để phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Ngoài ra, Thông tư số 38 cũng quy định 8 bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch, gồm: Bệnh bạch hầu, bệnh bại liệt, bệnh ho gà, bệnh rubella, bệnh sởi, bệnh tả, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh dại.
Đối với trẻ không nằm trong độ tuổi nêu trên thì tiêm dịch vụ. Nếu các cơ sở y tế tiêm dịch vụ thiếu vaccine các loại bệnh nêu trên, thì người dân có thể đến các Bệnh viện Nhi Đồng của TP để tiêm dịch vụ.
Kinhtedothi - Chiều 16/6, tại buổi họp báo về tình hình phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh, vấn đề thiếu thuốc và vật tư y tế làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân được rất nhiều người quan tâm.
Kinhtedothi - Đây là cảnh báo được bà Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra tại buổi họp tình hình kinh tế - xã hội do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP tổ chức chiều 9/6.
Kinhtedothi - Trước tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, đến nay đã có 7.430 ca, trong đó có 5 ca tử vong. Nhiều người lo ngại khi dịch bệnh bùng phát thì ngành y tế liệu có đủ cơ sở thu dung, điều trị.
Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.
Kinhtedothi - Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cho phép bác sĩ được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày đối với một số bệnh mạn tính.
Kinhtedothi - Những năm qua, công tác dân số và phát triển trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong nâng cao chất lượng dân số.
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.
Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.