Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

TP Hồ Chí Minh lên phương án bồi thường, tái định cư nhiều dự án trọng điểm

Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh đang lên phương án bồi thường, tái định cư nhiều dự án trọng điểm sắp triển khai như: cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức-Long Thành).

Ngày 4/4, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng Sở Giao thông Công chánh (GTCC), Sở Xây dựng và các địa phương đã tổ chức cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị liên quan đến ranh bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các trường hợp bị ảnh hưởng bởi các dự án trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, triển khai về tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tái định cư, kế hoạch triển khai và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Các dự án được thảo luận gồm: cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành); đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam.

Quốc lộ 13 đoạn qua TP Hồ Chí Minh sẽ được đầu tư mở rộng sẽ khiến khoảng 2.410 trường hợp cần bố trí tái định cư. Ảnh minh họa.

Tại cuộc họp, ông Võ Trung Trực - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, TP đang triển khai 4 dự án BOT theo Nghị quyết 98. Tổng số tiền bồi thường cho 4 dự án là hơn 40.100 tỷ đồng, bắt buộc TP phải giải ngân trong năm 2025, chưa kể dự án TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (5.000 tỷ đồng). Bên cạnh đó còn có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

"Các địa phương cần nhanh chóng báo cáo tiến độ triển khai dự án, khi nào có pháp lý chuẩn và ranh mốc dự án cụ thể. Các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn cần có phương án triển khai công tác bồi thường trước 30/6 để đảm bảo tiến độ giải ngân. Chúng ta phải có kế hoạch triển khai làm 4 dự án BOT và cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài" - ông Trực nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Sở TN&MT, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài hiện nay đã có cơ sở pháp lý triển khai khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với 51 km, đi qua địa phận huyện Củ Chi. Công tác thống kê cho thấy tuyến đường đi qua 11 xã của huyện Củ Chi, hơn 800 trường hợp bị ảnh hưởng.

Huyện Củ Chi cũng đã ban hành thông báo thu hồi đất đối với hơn 800 trường hợp, tiến hành đo đạc các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, kiểm kê một số trường hợp bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh (Ban Giao thông - chủ đầu tư) cũng đã phối hợp để bàn giao ranh mốc dự án với hơn 1.100 cột mốc.

Đến thời điểm này, dự án có một số phát sinh liên quan đến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi, phát sinh khoảng 38 ha. Phần diện tích phát sinh này cần ban hành thông báo thu hồi đất trên cơ sở phê duyệt dự án đầu tư để đảm bảo công tác thu hồi đất được đồng bộ. Hiện Sở Tài chính đang xem xét trình UBND TP dự án tái định cư phục vụ dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

Về khu tái định cư dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, UBND TP Hồ Chí Minh thống nhất giao UBND huyện Củ Chi bố trí khu vực tái định cư.

Ban Giao thông cũng báo cáo về phát sinh thêm 38 ha tại dự án cao tốc này là do phát sinh đường gom, tăng thêm 8km (ban đầu chỉ khoảng 12km), phục vụ dân sinh cho người dân huyện Củ Chi. 

Như vậy, dự án sẽ phát sinh thêm 300 trường hợp thực hiện dự án.

Theo ông Trực, hiện có 1.877 trường hợp đã ban hành thông báo thu hồi đất từ tháng 9/2024. Trường hợp UBND TP Hồ Chí Minh thông qua dự án trước ngày 10/4, thì TP cần thu hồi đất, tổ chức chi trả bồi thường trước ngày 30/6/2025. Vì vậy, huyện Củ Chi cần vận động người dân chấp thuận bàn giao mặt bằng sớm.

Đối với 4 dự án BOT, đại diện Sở TN&MT báo cáo hiện nay dự án Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, Quốc lộ 13 và trục đường Bắc Nam mới có chủ trương đầu tư, chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Cụ thể dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư sơ bộ dự án là 16.285 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật là 9.611 tỷ đồng.

Nhu cầu sử dụng đất và phương án GPMB với tổng diện tích chiếm dụng khoảng 140,72 ha.

​Đối với dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 có tổng mức đầu tư sơ bộ dự án là 20.900 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật là 14.619,33 tỷ đồng.

Nhu cầu sử dụng đất và phương án GPMB có tổng diện tích chiếm dụng khoảng 39,54 ha. Trong đó, diện tích bị ảnh hưởng phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là 16,57 ha.

​Theo lãnh đạo Sở TN&MT, dự kiến quỹ nền, quỹ căn hộ bố trí tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật của 4 dự án trên là 31.890 tỷ đồng và khoảng 2.410 trường hợp cần bố trí tái định cư. Trong đó, TP Thủ Đức cần khoảng 238 trường hợp, huyện Bình Chánh cần khoảng 1.761 trường hợp, huyện Hóc Môn cần khoảng 392 trường hợp….

Đối với dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 có tổng mức đầu tư sơ bộ dự án: khoảng 10.451 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường GPMB hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật là 6.234 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng đất và phương án GPMB tổng diện tích chiếm dụng khoảng 49,25 ha.

Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam có tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 9.894 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật là 1.426 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng đất và phương án GPMB có tổng diện tích chiếm dụng khoảng 66,50ha.

Tại cuộc họp, Sở TN&MT cũng kiến nghị giao Sở Tài chính phối hợp Sở GTCC, UBND các địa phương chuẩn bị đủ vốn thực hiện công tác chuẩn bị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.

​Sở GTCC cũng khẩn trương bàn giao ranh mốc giới của dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư cho các địa phương có liên quan để làm cơ sở thực hiện. Đồng thời rà soát quỹ nền, căn hộ bố trí tái định cư trên địa bàn, có văn bản báo cáo cụ thể, đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh về việc sử dụng quỹ nền, quỹ căn hộ phục vụ tái định cư các dự án.

“Trường hợp không đủ quỹ nền đất, quỹ căn hộ bố trí, đề nghị các địa phương có văn bản đề xuất các cơ quan chuyên ngành phối hợp thực hiện nhiệm vụ xin chủ trương tổ chức lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng; hoặc rà soát, đề xuất phân bổ quỹ căn hộ bố trí tái định cư” - Phó Giám đố Sở TN&MT nhấn mạnh.

Ông Võ Trung Trực cũng đề nghị các quận huyện, TP Thủ Đức cần sớm có kế hoạch sử dụng đất các dự án này trong năm 2025.

Cũng với đó, UBND TP Hồ Chí Minh cần xem xét, có cần điều chỉnh lại quy hoạch không, rà soát các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án nhằm triển khai sớm vấn đề đền bù, giải tỏa và tái định cư cho người dân. Từ đó đưa ra mốc khởi công từng dự án, kế hoạch triển khai bồi thường để đảm bảo tiến độ và kế hoạch khánh thành các dự án này rõ ràng theo kế hoạch đề ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi sắp hoàn thành cầu Trà Khúc 3

Quảng Ngãi sắp hoàn thành cầu Trà Khúc 3

09 Apr, 08:32 PM

Kinhtedothi-Đơn vị chủ đầu tư đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công để cơ bản hoàn thành cầu Trà Khúc 3 trong tháng 4/2025 và nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 6/2025.

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

08 Apr, 10:30 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 165/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ