Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

TP Hồ Chí Minh: sẽ tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ để bố trí việc làm phù hợp

Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được về việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị TP, theo tinh thần Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.

Theo văn bản, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải tiến hành rà soát toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cán bộ) để bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ, năng lực và yêu cầu nhiệm vụ.

Trong đó, ưu tiên các trường hợp có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực công tác tốt.

“Những cán bộ không đảm bảo sức khỏe, năng lực yếu, uy tín giảm sút sẽ bị xem xét đưa ra khỏi bộ máy” - chỉ đạo nêu rõ.

Tổng số người hưởng lương từ ngân sách TP Hồ Chí Minh dôi dư sau khi sáp nhập là 11.015 người - Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức thi tuyển công chức, viên chức và việc tiếp nhận công chức, viên chức mới. Đồng thời, chỉ xem xét các trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đã có chỉ đạo cụ thể.

Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng lao động mới cũng phải tạm dừng để rà soát, bố trí lại nhân sự dôi dư và đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản công, ngân sách Nhà nước.

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giảm tối thiểu 20% biên chế công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong vòng 5 năm, sau khi quyết định sắp xếp tổ chức, bộ máy có hiệu lực.

Các đơn vị cần thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm các kết luận chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh về công tác tổ chức, cán bộ.

Được biết, tại Hội nghị lần thứ 39, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã thông qua phương án sáp nhập 273 phường, xã, thị trấn còn 78 phường và 24 xã, tương ứng với tỷ lệ giảm 62,6% nhằm đảm bảo giảm đúng tỷ lệ 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã cũ theo Nghị quyết 60 năm 2025 của Trung ương Đảng.

Đối với 102 phường, xã, TP Hồ Chí Minh dự kiến cần bố trí 6.120 nhân sự, tương ứng mỗi phường, xã có 60 người.

Tuy nhiên, hiện nay, toàn TP có 11.573 biên chế, nên số lượng cán bộ, công chức dôi dư là 5.453 người. Bên cạnh đó, dự kiến số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư là 5.562 người. Như vậy, tổng số người hưởng lương từ ngân sách dôi dư sau khi sáp nhập là 11.015 người.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

02 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Nhiều công dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại công an (CA) cấp xã cho rằng, việc giải quyết các TTHC cho người dân ngày càng thuận lợi, nhanh và đơn giản hơn. Thay vì người dân phải đi một khoảng cách xa lên huyện làm thủ tục thì nay chỉ cần lên xã đã hoàn thành. Một số thủ tục làm trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nên càng thuận lợi cho người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ