Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh xây tượng đài Nam Bộ kháng chiến tại công viên 23/9

Kinhtedothi- Việc xây dựng tượng đài có nhiều mục tiêu, trong đó có kỷ niệm sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến khởi nguồn từ Sài Gòn. Sau đó lan tỏa toàn Nam Bộ, từng bước thống nhất tổ chức và củng cố lực lượng khởi nghĩa, phá tan âm mưu chia cắt Nam kỳ của thực dân Pháp.

Tại kỳ họp 20 của HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra từ ngày 9 đến 11/12, các đại biểu đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tượng đài Nam Bộ kháng chiến tại công viên 23/9 (quận 1).

Tượng đài Nam Bộ kháng chiến sẽ được xây dựng tại một khu vực trong công viên 23/9 (quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Tân Tiến.

Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp quản lý dự án. Mục tiêu đầu tư nhằm kỷ niệm sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến khởi nguồn từ Sài Gòn. Sau đó lan tỏa toàn Nam Bộ, từng bước thống nhất tổ chức và củng cố lực lượng khởi nghĩa, phá tan âm mưu chia cắt Nam kỳ của thực dân Pháp.

Bên cạnh đó còn để ghi công và biết ơn đối với những chiến sĩ cách mạng, những anh hùng liệt sĩ và tất cả những người Việt Nam đã hy sinh, góp sức mình cho độc lập tự do, thống nhất đất nước và sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta.

Công viên 23/9 (quận 1, TP Hồ Chí Minh), có nhiều diện tích còn trống, được sử dụng khi có lễ hội, hoặc hội chợ thương mại. Ảnh: Tân Tiến.

Việc xây dựng tượng đài còn thể hiện ý chí, quyết tâm, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vinh danh công trạng và ghi nhớ sự hy sinh của đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử đấu tranh cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.

Cùng với đó là tạo dựng một không gian trang trọng, hài hòa cảnh quan khu vực, mỹ quan đô thị, đồng bộ về hạ tầng giao thông, tính kết nối với các công trình, kiến trúc văn hóa, lịch sử tại khu vực trung tâm TP; kết hợp khai thác tối đa cảnh quan thiên nhiên, tạo điểm nhấn về giá trị lịch sử, văn hóa đối với Nhân dân TP và cả nước, đồng thời là điểm đến thu hút du khách.

Tại khu vực tượng đài Nam Bộ kháng chiến sẽ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, hệ thống điện, cây xanh, cảnh quan…) và hệ thống chiếu sáng mỹ thuật thuật tượng đài.

Dự án xây dựng tượng đài Nam Bộ kháng chiến thuộc nhóm B, với tổng mức đầu tư 106,203 tỷ đồng, vốn ngân sách TP. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2026.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

06 Apr, 07:03 AM

Kinhtedothi - Sau trận hòa trước U17 Australia ở trận ra quân, U17 Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thứ hai tại vòng bảng, gặp đối thủ được đánh giá rất mạnh là U17 Nhật Bản vào tối 7/4.

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

06 Apr, 06:58 AM

Kinhtedothi - Hội trại văn hóa lung linh ánh đèn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025, giúp đồng bào và du khách thập phương tìm hiểu về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các địa phương vùng Đất Tổ.

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

06 Apr, 06:01 AM

Trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn một nghìn năm lịch sử, là Thủ đô văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Hà Nội có truyền thống hiếu học lâu đời, được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp của người Tràng An.

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ