Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Xét nghiệm SARS-CoV-2 theo cấp độ dịch tại các địa phương

Kinhtedothi - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, Sở Y tế TP vừa có văn bản hướng dẫn không xét nghiệm định kỳ quy mô toàn dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn hoặc cả quận, huyện.
Theo đó, các địa phương ở cấp độ 1 xét nghiệm 10% đối tượng nguy cơ; cấp độ 2 xét nghiệm 20% đối tượng; cấp độ 3 và cấp độ 4 xét nghiệm 30% đối tượng.
 Người dân tự lấy mẫu xét nghiệm dưới dự giám sát của nhân viên y tế. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC)
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, việc hướng dẫn tạm thời xét nghiệm Covid-19 mới này nhằm kiểm soát dịch hiệu quả, phù hợp với yêu cầu giai đoạn hiện nay theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt” của Chính phủ, tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Cụ thể, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu ngành y tế 22 địa phương không xét nghiệm định kỳ với quy mô toàn dân trên địa bàn.
Với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh trong 6 tháng, địa phương chỉ xét nghiệm người có ít nhất một trong các yếu tố sau: Có triệu chứng nghi ngờ; cần điều tra dịch tễ; người đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4; người thuộc diện phải cách ly y tế theo quy định.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị các địa phương xét nghiệm giám sát đối với các khu vực nguy cơ, nhóm nguy cơ trên địa bàn dân cư theo kế hoạch giám sát định kỳ, ngẫu nhiên của ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.
Cụ thể, các khu vực nguy cơ như chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội… Ngoài ra, tùy tình hình thực tế mà ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện có thể bổ sung thêm các khu vực nguy cơ trên địa bàn.
Nhóm nguy cơ là tiểu thương, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ, người lái xe máy chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)... Tần suất xét nghiệm định kỳ hàng tháng bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10.
Tỷ lệ lấy mẫu xét nghiệm tương ứng theo cấp độ dịch của phường, xã, thị trấn. Cụ thể, địa phương ở cấp độ 1 xét nghiệm 10% đối tượng; địa phương ở cấp độ 2 xét nghiệm 20% đối tượng; địa phương ở cấp độ 3 và cấp độ 4 xét nghiệm 30% đối tượng.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chỉ đạo test nhanh tất cả F1 trong cùng hộ gia đình và người sống trong phạm vi ổ dịch, không phân biệt tiền sử có tiêm chủng hay tiền sử mắc bệnh Covid-19. Người dân tự làm hoặc nhân viên làm nếu người dân không tự làm được.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ