Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Xử lý phản ánh vi phạm y tế theo 3 cấp độ

Kinhtedothi - Ngày 22/12, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng ký ban hành quyết định quy trình phản ứng nhanh trong tiếp nhận thông tin phản ánh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, quy trình vừa được ban hành bao gồm toàn bộ các nội dung phản ánh trong hoạt động quảng cáo, hành nghề về y, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn TP thông qua ứng dụng “Y tế trực tuyến”.

Cụ thể, các thông tin liên quan đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có “vẽ bệnh, moi tiền người bệnh” phản ánh qua đường dây nóng dành riêng 0989.401.155 hoặc qua số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế 0967.771.010.

Ngoài các kênh nêu trên, công cụ dùng để công khai kết quả xử lý sẽ là trang thông tin điện tử của Thanh tra Sở Y tế đã tích hợp trên cổng thông tin của sở, đồng thời, gửi tin nhắn trực tiếp đến người dân thông qua ứng dụng “Tra cứu KCB” của Sở Y tế.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chia thông tin phản ánh từ người dân thành 3 cấp độ với thời gian xử lý tối đa từ 24 - 72 giờ tùy cấp độ. Ảnh minh hoạ

Thông tin phản ánh từ người dân sẽ được Sở Y tế chia làm 3 cấp độ, gồm:

Cấp độ 1: Người phản ánh liên quan đến lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND quận, huyện, trong đó phòng y tế chịu trách nhiệm chính. Các thông tin phản ánh thường gặp như: quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn hoặc chưa được cấp thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; các phạm vi trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế như không niêm yết giá dịch vụ, thu tiền cao hơn niêm yết...; nghi vấn về cơ sở pháp lý của cơ sở hành nghề (giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề...); các phản ánh về hành vi vi phạm có liên quan đến các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (xăm, phun, thêu trên da), cơ sở spa, chăm sóc da... hoạt động trên địa bàn.

Cấp độ 2: Thông tin phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh thanh tra Sở Y tế. Thường là phản ánh quảng cáo lĩnh vực y tế trái phép trên mạng xã hội; vi phạm trong quá trình hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố nước ngoài; cơ sở khám chữa bệnh cố ý chẩn đoán thêm bệnh để thu tiền của người bệnh; các phản ánh về cơ sở hành nghề y, dược, phẫu thuật thẩm mỹ không phép; tai biến điều trị...

Cấp độ 3: Các phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh thanh tra Sở Y tế cần xử lý khẩn và cần có sự phối hợp cơ quan công an, phòng y tế quận, huyện và TP Thủ Đức; UBND phường, xã. Bao gồm các sai phạm có liên quan đến yếu tố nước ngoài, có liên quan đến an ninh, trật tự của địa phương, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cố ý chẩn đoán thêm bệnh để thu tiền của người bệnh và đang giữ người bệnh.

Thời gian tối đa xử lý thông tin và công khai kết quả giải quyết thông tin phản ánh không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin cấp độ 1, không quá 48 giờ đối với thông tin cấp độ 2, không quá 72 giờ đối với thông tin cấp độ 3.

Tin tức y tế 5/12: Đến nay đã tiêm 264.720.297 liều vaccine Covid-19

Tin tức y tế 5/12: Đến nay đã tiêm 264.720.297 liều vaccine Covid-19

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

06 Apr, 12:23 PM

Kinhtedothi - Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

06 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Cảm cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng, loại virus gây bệnh và cách chăm sóc bản thân. Dưới đây là cách phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm.

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

06 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những loại nước tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì độ bền cho vật dụng này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ