Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trai tráng tung hô, rước pháo dài sáu mét tại làng Đồng Kỵ

Hoàng Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 25/1 (mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), tại phường Đồng Kỵ, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) đã tưng bừng diễn ra lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn.

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới hàng năm được diễn ra từ mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới hàng năm được diễn ra từ mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch.
Đã là thông lệ, ngay từ sáng sớm ngày mùng 4 Tết âm lịch, người dân Đồng Kỵ đã mở hội từ sáng sớm. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mới được tổ chức lại lại, lễ hội càng khiến người dân háo hức và phấn khích hơn.
Đã là thông lệ, ngay từ sáng sớm ngày mùng 4 Tết âm lịch, người dân Đồng Kỵ đã mở hội từ sáng sớm. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mới được tổ chức lại lại, lễ hội càng khiến người dân háo hức và phấn khích hơn.
Niềm vui của người dân Đồng Kỵ khi lễ hội được tổ chức trở lại sau hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Niềm vui của người dân Đồng Kỵ khi lễ hội được tổ chức trở lại sau hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng, du khách từ nhiều tỉnh thành đổ về xem lễ hội.
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng, du khách từ nhiều tỉnh thành đổ về xem lễ hội.
Trước đây, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng - ra lệnh xuất quân đánh giặc. Nhưng do lệnh cấm đốt pháo nên làng đã chuyển sang rước hai quả pháo mô hình.
Trước đây, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng - ra lệnh xuất quân đánh giặc. Nhưng do lệnh cấm đốt pháo nên làng đã chuyển sang rước hai quả pháo mô hình.
Dọc khắp tuyến đường rước pháo về đình làng, rất đông người dân đổ ra hai bên đón và xem hội.
Dọc khắp tuyến đường rước pháo về đình làng, rất đông người dân đổ ra hai bên đón và xem hội.
Trai tráng tung hô, rước pháo dài sáu mét tại làng Đồng Kỵ - Ảnh 1
Theo như thường lệ, những người được chọn để rước pháo phải trên 35 tuổi và dưới 50 và là những người khoẻ mạnh.
Theo như thường lệ, những người được chọn để rước pháo phải trên 35 tuổi và dưới 50 và là những người khoẻ mạnh.
Hội rước pháo Đồng Kỵ nổi tiếng bởi tính đặc sắc đậm chất truyền thống Kinh Bắc.
Hội rước pháo Đồng Kỵ nổi tiếng bởi tính đặc sắc đậm chất truyền thống Kinh Bắc.
Lễ hội là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Thiên Cương. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, những nghi lễ truyền thống.
Lễ hội là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Thiên Cương. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, những nghi lễ truyền thống.
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Hội được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết hàng năm.
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Hội được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết hàng năm.
Khoảng 11 giờ, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người.
Khoảng 11 giờ, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người.
Trai tráng tung hô, rước pháo dài sáu mét tại làng Đồng Kỵ - Ảnh 2
 Sau  khi quả pháo khổng lồ đã nằm yên vị trước sân đình, tráng đinh lui ra ngoài nhường lại đình làng để các bô lão và các vị chức sắc tế lễ. 
 Sau  khi quả pháo khổng lồ đã nằm yên vị trước sân đình, tráng đinh lui ra ngoài nhường lại đình làng để các bô lão và các vị chức sắc tế lễ. 
Hội rước pháo Đồng Kỵ được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội rước pháo Đồng Kỵ được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.