Trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, mà có khi còn bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này.

Vì vậy, hướng dẫn cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm của trẻ vị thành niên là cần thiết.

Tại sao cần phát hiện sớm trầm cảm?

Theo các bác sĩ, trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động.

Ở trẻ vị thành niên, trầm cảm ảnh hưởng đến học tập và khả năng hòa nhập của trẻ trong xã hội. Ngoài ra, trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm có thể tác động tới trẻ vị thành niên theo nhiều cách. 
Trầm cảm có thể tác động tới trẻ vị thành niên theo nhiều cách. 

Trầm cảm có thể tác động tới trẻ vị thành niên theo nhiều cách: Học kém ở trường; có quan hệ tồi tệ với gia đình và bạn bè, tăng nguy cơ tự hủy hoại bản thân, thậm chí có ý định tự sát, lạm dụng rượu, bia và ma túy.

Trầm cảm thường tiến triển cùng với lo âu ở trẻ. Trầm cảm thường được phân ra làm ba mức độ: trầm cảm ở thể nhẹ, thể vừa và thể nặng. Một số trẻ chỉ bị trầm cảm một lần, nhưng cũng có trẻ có thể bị trầm cảm nhiều lần.

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân nhiều hơn, ở thể nhẹ, một số trẻ cảm thấy “không vui” hoặc “buồn”, ở thể nặng, trẻ lại muốn làm tổn thương mình hoặc thậm chí là có ý định tự sát. Những suy nghĩ và cách ứng phó như vậy của trẻ luôn phải được phát hiện sớm và xem xét một cách nghiêm túc.

Do đó, trẻ vị thành niên bị trầm cảm được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời là cần thiết và rất quan trọng đối với sức khỏe về thể chất và tinh thần, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thường do nhiều yếu tố/nguyên nhân phối hợp dẫn đến trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Nguy cơ trẻ bị trầm cảm tăng lên nếu trong gia đình có người bị trầm cảm.

Một số trẻ bị trầm cảm do bị trải qua những điều căng thẳng trong cuộc sống như: áp lực, sự kỳ vọng của gia đình với trẻ về học tập, mâu thuẫn bạn bè lâu ngày không được giải quyết, bất đồng quan điểm hoặc thiếu sự quan tâm thích đáng với trẻ…

Một số khác bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bị mất đi người thân, gia đình tan vỡ. Một số trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như: chấn thương, bệnh tật… Những điều này dẫn đến trẻ bị căng thẳng, buồn bã hoặc đau buồn kéo dài dẫn đến bị trầm cảm.

Cách nhận biết con bị trầm cảm

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên không giống nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau: Tâm trạng buồn bã hoặc tồi tệ, hay phàn nàn về bản thân, thiếu năng lượng và nỗ lực, mất hứng thú, thay đổi giấc ngủ và ăn uống, đau nhức, mỏi.

Hậu quả của trầm cảm: Giảm động lực, hứng thú, sự tập trung chú ý trong học tập có thể dẫn đến học hành bị sa sút.

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên không giống nhau, nhưng cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau: Tâm trạng buồn bã hoặc tồi tệ, hay phàn nàn về bản thân
Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên không giống nhau, nhưng cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau: Tâm trạng buồn bã hoặc tồi tệ, hay phàn nàn về bản thân

Ít tham gia cùng bạn bè, cũng như các hoạt động thể chất, vui chơi và học tập trong cuộc sống hằng ngày. Mệt mỏi, trẻ thiếu ngủ luôn cảm thấy thiếu năng lượng, ủ rũ và rối loạn cảm xúc hay cáu gắt. Rối loạn hành vi (bốc đồng, gây hấn,…). Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy.

Để hỗ trợ con mình khi có biểu hiện bị trầm cảm, cha mẹ cần tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Hỏi trẻ cảm thấy thế nào và lắng nghe cởi mở mà không cần phán xét hay tư vấn.

Dành thời gian cho trẻ. Khuyến khích những thói quen tích cực, hãy để trẻ thể hiện bản thân, hãy để trẻ nói chuyện với bạn. Bảo vệ trẻ khỏi môi trường căng thẳng. Đưa con bạn đến gặp chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu về trầm cảm ở trẻ vị thành niên và cách chăm sóc tại nhà đúng cách để nâng cao hiệu quả điều trị.

Khi trẻ vị thành niên bị trầm cảm nặng như: lạm dụng chất, bạo lực hay bệnh tâm thần sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.