Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Trận chiến" chống dịch Covid-19 nơi tuyến đầu biên giới

Nhật Nguyên, ảnh: Thu Huyền - Lê Ái
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kể từ đêm 25/3 - đêm mà Bệnh viện Quốc tế Cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn, Hà Tĩnh) ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid-19 đến nay, ngành y tế Hà Tĩnh đã kích hoạt báo động toàn ngành. Những thầy thuốc nơi tuyến đầu biên giới ấy xác định, họ bước vào trận chiến, gác lại hạnh phúc riêng tư, dồn sức chống dịch.

1 giờ 30 phút ngày 25/3, đánh dấu ngày đầu tiên BV ghi nhận ca nhiễm Covid-19. Khi người dân đang chìm vào giấc ngủ, toàn bộ y bác sĩ BV Quốc tế Cửa khẩu Cầu Treo thức trắng đêm, lên phương án khẩn cấp ứng phó với dịch trong trình hình mới.
Vậy là cuộc chiến đã thực sự bắt đầu, những chiến sĩ áo trắng đã chuẩn bị những vật dụng cá nhân cần thiết để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân, chấp nhận cách ly thời gian dài.

''Chúng tôi xác định, trận chiến này chắc chắn lắm gian truân, vất vả, nhưng với trách nhiệm của người thầy thuốc nơi tuyến đầu chiến tuyến, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro cùng những nguy cơ lây nhiễm. Mỗi cán bộ y bác sĩ sẽ nỗ lực hết sức, mong sớm chiến thắng đại dịch Covid-19'' - bác sĩ Nguyễn Khắc Thành - Giám đốc BV Quốc tế Cửa khẩu Cầu treo chia sẻ.

Giờ giao trực thật đặc biệt tại sân BV khi đơn vị này đã tiếp nhận 2 ca nhiễm Covid-19 và nhiều bệnh nhân đang chờ kết quả xét nghiệm.

Nhân viên y tế đi lấy cơm mang đến tận phòng cho bệnh nhân. Kể từ khi có ca mắc đầu tiên đến nay, mọi việc chăm sóc bệnh nhân đều do cán bộ nhân viên y tế đảm nhiệm.

Bữa ăn đơn sơ, vội vã của những người thầy thuốc.

Nhiều người đã kìm nén những giọt nước khi xa gia đình, con nhỏ đã nhiều ngày qua. Phút nghỉ ngơi cũng là những cảm xúc dành riêng cho gia đình, người thân ùa về.

Nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt khi đã quá mệt mỏi.

Khi có bệnh nhân chuyển về, cán bộ nhân viên y tế lại sẵn sàng xông pha. Bác sĩ Nguyễn Khắc Thành cho biết, khi đã xác định bước vào trận chiến chống dịch, Bệnh viên Cửa cẩu quốc tế Cầu treo đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch tác chiến. Dù sẽ phải tiếp nhân bao nhiêu bệnh nhân, tất cả đều đã sẵn sàng, chấp nhận hi sinh, để chiến thắng dịch bệnh sớm nhất.