Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trang trọng lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 14 năm 2023

Kinhtedothi-Sáng 25/9 (tức ngày 11 tháng 8 âm lịch), Hội Nghệ sĩ sân khấu việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 14 năm 2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Mở đầu buổi lễ, tập thể các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã thực hiện trang trọng, thành kính Lễ tế tổ. Tiếp đó, chương trình biểu diễn Trình tổ được thực hiện công phu với sự trình diễn từ các nghệ sĩ của Nhà hát múa rối Việt Nam, Liên đoàn xiếc Việt Nam và Nhà hát chèo Hà Nội.

Các nghệ sĩ thực hiện nghi lễ Giỗ tổ sân khấu dân tộc.

Phát biểu tại buổi lễ, NSND Trịnh Thúy Mùi, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tich Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nhấn mạnh: “Ngày 12/8 âm lịch hàng năm là ngày truyền thống của những người làm nghệ thuật sân khấu. Đây là dịp để các nghệ sĩ bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, đến các bậc tiền nhân, đã vượt qua mọi định kiến của xã hội mà sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo có giá trị làm giàu cho bản sắc văn hóa. Đây cũng là dịp để những nghệ sĩ làm nghệ thuật sân khấu tri ân khán giả đã đồng hành cùng các văn nghệ sĩ trong nhiều thập niên qua. Chính khán giả cũng đã tham gia cùng các nghệ sĩ bảo tồn, giữ gìn, phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống cách mạng Việt Nam".

NSND Trịnh Thúy Mùi, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tich Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã tổ chức thành công Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ 2 tại Trà Vinh; Liên hoan các trích đoạn hay Nghệ thuật sân khấu toàn quốc tại Hà Nam. Hội phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Cuộc thi tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc tại Thanh Hóa; Cuộc thi Tài năng Diễn Viên Kịch nói và Múa rối toàn quốc tại Hà Nội; Cuộc thi Tài năng cải lương tại Bạc Liêu.

Màn trình diễn xiếc của các nghệ sĩ Liên đoàn xiếc Việt Nam tại buổi Lễ.

Bên cạnh đó, Hội thực hiện các công tác đối ngoại: tổ chức xây dựng chương trình nghệ thuật tham gia lễ khai mạc chào mừng Đại hội sân khấu thế giới. Các cán bộ, nghệ sĩ của Hội tham dự Đại hội Hiệp hội sân khấu quốc tế ITI lần thứ 36 tại Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Đạo diễn Lê Quý Dương – thành viên Ban Đối ngoại Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Festival và hợp tác quốc tế thuộc Hiệp hội sân khấu thế giới.

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2023, hơn 60 hội viên mới kết nạp Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nâng tổng số hội viên toàn quốc lên 2700 hội viên. 18 hội viên được tặng kỉ niệm chương đánh dấu chặng đường phấn đầu, cống hiến tài năng, tâm sức cho ngành sân khấu. 6 nghệ sĩ đạt Giải thưởng Nhà nước về VHNT, 2 tác giả đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý.

Thông tin thêm, NSND Trịnh Thúy Mùi cho biết Hội có những hoạt động hỗ trợ, chia sẻ thiết thực với những nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn; lập danh sách 200 nghệ sĩ không thuộc NSND và Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh để hỗ trợ 2 triệu đồng với nghệ sĩ ốm đau, bệnh tật.

“Giới nghệ sĩ sân khấu Việt Nam bằng tâm huyết của người nghệ sĩ sẽ tiếp tục cống hiến tài năng, trí lực để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đáp ứng lòng mong mỏi của công chúng, góp phần đưa nền sân khấu Việt Nam phát triển song hành cùng sự phát triển của đất nước, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của người nghệ sĩ trong thời kì mới.” - NSND Trịnh Thúy Mùi chia sẻ. 

Chiến lược kinh tế từ những sân khấu âm nhạc

Chiến lược kinh tế từ những sân khấu âm nhạc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ