Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ em nghèo khó tiếp cận giáo dục

Kinhtedothi - Giai đoạn 2003 - 2015, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan về giáo dục cho mọi người (GDCMN), song việc thực hiện các mục tiêu của GDCMN vẫn đang gặp không ít thách thức.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định tại buổi tọa đàm Tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục - giáo dục cho mọi người, diễn ra sáng 28/5.
Nhiều trẻ em nghèo không được cắp sách tới trường.  Ảnh  Việt Hà
Nhiều trẻ em nghèo không được cắp sách tới trường. Ảnh Việt Hà
Với chủ đề Mọi người đều có quyền được giáo dục - Hãy bỏ phiếu cho giáo dục, PGS Trần Xuân Nhĩ - Chủ tịch Hội GDCMN Việt Nam mong muốn, mọi người cùng ủng hộ cho giáo dục. Trước hết bằng suy nghĩ, những chủ trương chính sách cụ thể của Nhà nước và sau đó là những hành động thiết thực để giáo dục phát triển. Ví dụ, khi mỗi người uống một lon bia, ăn một bữa ăn ở nhà hàng thì có một phần tiền dành cho giáo dục… như thế là đã bỏ phiếu cho giáo dục.

Một thách thức lớn trong việc tiếp cận giáo dục được các chuyên gia đưa ra chính là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng có khoảng cách rất rõ. Về việc này, PGS Trần Xuân Nhĩ đề nghị Nhà nước cần có chủ trương, chính sách xã hội hóa một cách thích hợp. Ví dụ trong số 400 trường ĐH, CĐ công lập, nhà nước chỉ giữ lại khoảng 100 trường cần thiết và trường ở vùng khó khăn để đầu tư. Số trường còn lại, ai muốn đi học thì phải đóng tiền. Như thế, tự khắc số ngân sách dư ra, Nhà nước sẽ dùng để đầu tư lại nhiều hơn cho những trường ở vùng khó khăn. Về việc học sinh dân tộc thiểu số ở cấp tiểu học vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng tiếng Việt, Nhà nước cũng phải đầu tư ngân sách để phát triển hệ thống trường bán trú. Cách làm này tạo điều kiện cho các em ở vùng sâu vùng xa được đến đó học tập.

Trước thực tế người dân từ các tỉnh lên TP lớn làm ăn, việc nhập hộ khẩu còn gặp khó khăn làm cản trở quyền được đến trường của trẻ nhỏ. Về việc này, các chuyên gia cho rằng, nên tạo điều kiện cho họ đăng ký hộ khẩu để trẻ nhỏ được đến trường. Làm như thế cũng có nghĩa đã bỏ phiếu cho giáo dục.

“Việt Nam đang cố gắng tạo mọi điều kiện để các em được tiếp cận với giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi có tình trạng cản trở tiếp cận giáo dục. Hay, Nhà nước cũng không đủ tiền thể đầu tư hết cho các đối tượng thì cũng là cản trở. Cho nên, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách đúng đắn, thích hợp về việc này” - PGS Trần Xuân Nhĩ đề nghị.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ