Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Triển khai Quy hoạch chung Thủ đô: “Khung” vĩ đại, “sườn” cũng khổng lồ

KTĐT - Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (QHC Thủ đô) được phê duyệt và công bố, tương xứng với một đồ án khung vĩ đại, khối lượng đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… mà Hà Nội cần phải triển khai cũng là một khối lượng công việc khổng lồ.
Nhiều việc phải làm
 

Việc triển khai QHC Thủ đô có tác động lớn đến sự phát triển chung của thành phố, hàng loạt dự án thấp thỏm, không chỉ chính quyền, nhà đầu tư mà ngay cả người dân tại những địa phương có sự thay đổi về quy hoạch cũng băn khoăn không kém. Trong đó, việc triển khai quy hoạch khu vực đô thị trung tâm được nhắc đến nhiều với các quy hoạch phân khu có liên quan đến rà soát dự án, đồ án, đặc biệt các dự án bất động sản. Nhưng không chỉ có vậy, đối chiếu với đồ án QHC Thủ đô, 5 đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên) mới có quy hoạch định hướng vì thế Hà Nội sẽ phải lập quy hoạch chung rồi mới lập quy hoạch phân khu, tiếp đó mới là quy hoạch chi tiết (gắn với chủ trương, dự án đầu tư của doanh nghiệp, nhà đầu tư). Ngoài ra, còn có 11 thị trấn và đô thị sinh thái, các khu vực này được phép lập quy hoạch chung rồi đi thẳng tới quy hoạch chi tiết mà không cần lập quy hoạch phân khu.

Đối với đô thị trung tâm, do QHC Thủ đô tương đối kỹ càng, tỷ lệ triển khai của khu vực trung tâm là 1/10.000, vì thế Thủ tướng đã cho phép Hà Nội làm thẳng quy hoạch phân khu. Khu đô thị trung tâm có 35 đồ án quy hoạch phân khu. Trong 35 quy hoạch phân khu này đã có 17 phân khu đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. Theo luật định 9 tháng sau phải trình đồ án, nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa có đồ án nào được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hoàn tất để trình Thành phố phê duyệt. Trong khi đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã đề nghị Viện lập 18 nhiệm vụ phân khu còn lại để Sở thẩm định.

Rà soát dự án - không chỉ chờ phân khu

Dư luận khá ồn ào quanh các quy hoạch phân khu của đô thị "lõi" vì cho rằng các quy hoạch phân khu này sẽ quyết định số phận của toàn bộ các dự án đang phải dừng lại chờ rà soát. Tuy nhiên, về vấn đề này, ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, các dự án rà soát có liên quan đến quy hoạch phân khu không nhiều mà chủ yếu rơi vào khu vực ngoài đô thị trung tâm như Hoài Đức, Đan Phượng. Nhiều dự án phải dừng lại nằm ngoài đô thị, không trong kế hoạch lập phân khu (nằm ngoài Vành đai 4, trong vành đai xanh). Theo luật định, khu vực vành đai xanh nằm ngoài đô thị không phải lập quy hoạch phân khu. Vì thế đợt triển khai các quy hoạch phân khu này không liên quan nhiều đến việc rà soát dự án, đồ án như nhiều người lầm tưởng - ông Tuấn nói.

Trong 17 quy hoạch phân khu đã được phê duyệt nhiệm vụ,  đợt một sẽ trình và phê duyệt 5 phân khu; đợt hai, 6 phân khu; đợt ba, 6 phân khu. Hệ thống dự án phải rà soát điều chỉnh nằm ở khu vực phía Tây là chủ yếu. Riêng 5 phân khu trong đợt đầu không liên quan đến các nhu cầu rà soát, điều chỉnh đồ án.

Ông Tuấn đánh giá, để hoàn tất được khối lượng công việc khổng lồ này rất cần các sở, ngành cùng "xắn tay" vào cuộc. Bởi việc rà soát dự án, đồ án là chương trình vô cùng lớn, vô cùng khó, ảnh hưởng cả đến khu vực trong đô thị, ngoài đô thị, có ảnh hưởng của quy hoạch phân khu và ngoài các khu vực quy hoạch phân khu, nằm trong các đợt rà soát của Bộ Xây dựng trước đây trong quá trình hợp nhất, trong quá trình báo cáo Chính phủ đợt 1(244 dự án), đợt 2(432 dự án) và đợt 3 để lồng ghép vào đồ án QHC Thủ đô trước và sau phê duyệt.

Theo kế hoạch triển khai thực hiện QHC Thủ đô, Thành phố sẽ thực hiện khoảng 180 các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện, các quy hoạch chuyên ngành và các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Tổng kinh phí cho công tác lập quy hoạch dự kiến khoảng 60 tỷ đồng, được ưu tiên bố trí từ vốn ngân sách. Thành phố cũng áp dụng cơ chế huy động vốn từ các tổ chức kinh tế để thực hiện các quy hoạch.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ