Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Triển lãm “Tháng Ba” của hai tài năng nữ "chín muộn" trong hội họa

Kinhtedothi – Triển lãm “Tháng Ba” là tên gọi triển lãm chung của hai nữ hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường- hai tài năng “chín muộn” trong nghệ thuật hội họa.

Với hơn 70 bức tranh về đề tài tĩnh vật, con người, những chuyển biến tinh tế qua nét vẽ của hai nữ họa sĩ đã mang đến cho người yêu nghệ thuật giây phút thư thái, bình yên cùng biết bao rung cảm ngọt ngào.

Hai nữ hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường tại lễ khai mạc triển lãm
Hai nữ hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường tại lễ khai mạc triển lãm

Trên trang viết cá nhân, nhà báo Vũ Mạnh Cường - người em thân thiết với hai họa sĩ, nhận xét: Hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân chuyên vẽ phong cảnh và tĩnh vật. Sáng tác của bà khắc hoạ những khoảnh khắc tĩnh lặng gần như tuyệt đối.

Sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tranh họa sỹ Lê Thiếu Ngân
Sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tranh họa sỹ Lê Thiếu Ngân

Ngược lại, các bức chân dung và tĩnh vật của hoạ sĩ Trần Thị Trường lại đau đáu những nỗi niềm của xúc cảm và trải nghiệm. Sáng tạo của hai người trong nghệ thuật bổ trợ cho nhau, hoà quyện với nhau, tôn vinh lẫn nhau.

Nét vẽ tinh tế, giàu trải nghiệm của họa sỹ Trần Thị Trường
Nét vẽ tinh tế, giàu trải nghiệm của họa sĩ Trần Thị Trường

"Được biết, trước khi cầm cọ, hai người phụ nữ này đều đã thành công ở những lĩnh vực khác. Hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân là Tiến sĩ Ngôn ngữ tại Đại học Tổng hợp Leningrad (Nga), có nhiều năm giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Bà là Phu nhân Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản và đã có những nỗ lực không mệt mỏi trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam ở hai nước này. Trong 8 năm qua, bà là nhà tổ chức loạt chương trình “Không gian Nghệ thuật” hàng tháng tại Hà Nội để giới thiệu những tinh hoa nghệ thuật thế giới với người dân Thủ đô" - nhà báo Vũ Mạnh Cường thông tin.

Sáng tạo của hai người như âm và dương, bổ trợ cho nhau, hoà quyện với nhau, tôn vinh lẫn nhau
Sụ sáng tạo trong nghệ thuật của hai họa sĩ bổ trợ cho nhau, hoà quyện với nhau, tôn vinh lẫn nhau

Hoạ sĩ Trần Thị Trường nổi danh trên văn đàn từ cách đây hơn 3 thập kỷ với những tác phẩm như “Lời cuối cho em”, “Kẻ mắc chứng điên”, “Nô tỳ được đeo trang sức”… Hai năm trước bà xuất bản tiểu thuyết “Phố Hoài” với những hoài niệm đau đớn về một thời chưa xa… Bà còn là nhà tổ chức biểu diễn mát tay, là người đầu tiên tổ chức liveshow cho ca sĩ Ngọc Tân với hàng trăm show diễn suốt trong nam ngoài bắc trong thập niên 1990.

Triển lãm là điểm hẹn của công chúng yêu hội họa, yêu nghệ thuật
Triển lãm "Tháng Ba" là điểm hẹn của công chúng yêu hội họa, yêu nghệ thuật

Triển lãm “Tháng Ba” là cuộc giao lưu văn hóa giữa người sáng tạo và công chúng yêu hội họa, yêu nghệ thuật; đồng thời đem lại một năng lượng tích cực cho người xem giữa mùa dịch bệnh Covid- 19. Triển lãm được tổ chức từ ngày 19-28/3 tại 16 Ngô Quyền (Hà Nội).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Dấu ấn 30 năm nghề báo" của nhà báo Tô Đình Tuân

"Dấu ấn 30 năm nghề báo" của nhà báo Tô Đình Tuân

20 Jun, 03:36 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025, ngày 20/6 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, nhà báo Tô Đình Tuân, Ủy viên BCH Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đã ký tặng sách “Dấu ấn 30 năm nghề báo”.

Nghề báo, Hà Nội và tôi

Nghề báo, Hà Nội và tôi

19 Jun, 11:16 AM

Kinhtedothi - Tháng Sáu luôn mang đến cảm xúc đặc biệt với tôi và đồng nghiệp bởi có ngày hội của những người làm báo. Với riêng tôi, được viết về mảnh đất Hà thành như một sự sắp đặt tuyệt vời của nhân duyên.

Khúc hát mùa Hạ

Khúc hát mùa Hạ

19 Jun, 06:57 AM

Kinhtedothi - Hà Nội vào Hạ, giống như một bản tình ca gợi nhớ, luôn đọng lại trong tôi những âm vang dịu dàng, gợi bao niềm thương, nỗi nhớ của tuổi học trò. Bởi ai rồi cũng phải đi qua một thời áo trắng, của cái tuổi hồn nhiên gắn với biết bao kỷ niệm của lứa tuổi đầy thân thương, mơ mộng.

Thoảng hương nét đẹp hoa xưa

Thoảng hương nét đẹp hoa xưa

18 Jun, 12:54 PM

Người Hà Nội xưa thường tinh tế trong cách bày biện hoa dâng lên ban thờ để tỏ lòng thành kính với gia tiên. Những đĩa hoa, gói hoa theo mùa, đủ sắc màu, ngát hương dìu dịu đến nồng nàn, nhỏ xinh trên một góc trang trọng trên ban thờ không chỉ là nét đẹp, tượng trưng cho thẩm mỹ còn là sự thanh tao, là nếp văn hóa, thể hiện cốt cách của người Tràng An.

Những mùa hoa nên thơ!

Những mùa hoa nên thơ!

13 Jun, 07:17 AM

Hà Nội mấy hôm nay thật lạ, đang nắng nóng oi ả, vậy mà chỉ cần vài cơn mưa gọi Hạ là tiết trời bỗng chuyển mát dịu mang theo chút heo may của mùa Thu. Trong tiết trời thi vị ấy, đạp xe quanh Tây Hồ, hít hà thật lâu hương đất hương trời quyện trong hương sen đầu Hạ khiến lòng người nhẹ nhàng, khoan khoái đến lạ kỳ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ