Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trồng rau, cấy lúa thời 4.0

Kinhtedothi - Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu, nhằm gia tăng giá trị, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đô thị lớn, thị trường nhiều tiềm năng nên việc này càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Sản xuất rau thủy canh tại HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc
Hiệu quả rõ rệt

Với thế mạnh về khoa học công nghệ, nguồn lực, hệ thống cơ chế chính sách, những năm gần đây, Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ các mô hình sản xuất nông nghiệp CNC. Đến nay, toàn TP có 127 mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC, giá trị sản xuất nông nghiệp CNC chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Các mô hình ứng dụng CNC hiện nay tuy quy mô nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cao, phù hợp với thực tế của Thủ đô.
Một mặt các ngành chức năng và địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp CNC đã ban hành, mặt khác cần tiếp tục tháo gỡ những vấn đề về thủ tục hành chính, nguồn vốn theo hướng tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân.

Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trần Văn Khởi

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương dẫn chứng, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) tiên phong trong đầu tư đồng bộ ứng dụng CNC như: Hệ thống tưới tự động, hệ thống nhà giàn để trồng rau rải vụ và phòng ngừa sâu bệnh. Đây cũng là HTX đầu tiên của TP về sản xuất rau, quả an toàn áp dụng quy trình minh bạch EGAP Camera 24/7. Quá trình sản xuất rau được giám sát bằng cụm thiết bị công nghệ hỗ trợ iMetos 3.3 AG quản lý minh bạch rau VietGAP. “Việc áp dụng đồng bộ thiết bị quản lý thông minh giúp cho HTX nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm rau, quả, đồng thời, hạn chế thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh gây ra” - bà Hương cho hay.

Tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay có xấp xỉ 232ha đất canh tác rau ứng dụng CNC với 82 đơn vị, hộ sản xuất, tỷ suất lợi nhuận 70%/năm; 13,9ha hoa, cây cảnh ứng dụng CNC với 25 đơn vị, hộ sản xuất và tỷ suất lợi nhuận 48%/năm; đàn bò sữa ứng dụng CNC 805 con với 12 hộ chăn nuôi và tỷ suất lợi nhuận là 19%/năm… TP Hồ Chí Minh cũng thành lập Khu nông nghiệp CNC với 14 đơn vị sản xuất trên diện tích 65ha canh tác rau, quả thủy canh và Trung tâm công nghệ sinh học với các mô hình nhà máy sản xuất thực vật với diện tích 34m2 với hệ thống tự động về cung cấp và thu hồi dinh dưỡng bằng hệ thống thủy canh.

Lấy doanh nghiệp làm trung tâm

Thực tế cho thấy, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp của các địa phương hiện còn nhiều khó khăn. Sự tham gia ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, trình độ và kỹ năng của đội ngũ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu mới, cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào quy hoạch của địa phương, vốn đầu tư cao, giá sản phẩm chưa đủ khích thích nông dân sản xuất.

Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trần Văn Khởi cho rằng, để ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trước hết các địa phương cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp, sản phẩm phù hợp gắn với lợi thế, đặc trưng của vùng miền và thị trường, đồng thời xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững. Đặc biệt, cần ưu tiên phát triển nông nghiệp 4.0 ở những nơi có điều kiện, lấy DN làm trung tâm trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Nhiều chuyên gia nhận định, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học đầu ngành, các cơ sở nghiên cứu hàng đầu cả nước nhưng do thiếu thông tin nên việc liên kết lực lượng này với DN, người dân chưa hiệu quả. Đây là vấn đề cần khắc phục để tới đây có thêm các dự án nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hai TP ứng dụng vào thực tế. Trong đó, những lĩnh vực cần quan tâm là công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, giống, phát triển mô hình nông nghiệp thông minh…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ