Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trong tầm ngắm của các nhà đầu tư

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mạng tin EMFIS (Đức) mới đây có bài nhận định: Sự phát triển tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kéo theo nhiều điều đáng chú ý.

KTĐT - Mạng tin EMFIS (Đức) mới đây có bài nhận định: Sự phát triển tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kéo theo nhiều điều đáng chú ý.

Sự hồi phục trong ít ngày qua có nhiều lý do. Trước hết, Chính phủ đã có một số điều chỉnh nới lỏng giao dịch cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc buôn bán vàng tùy tiện bị đình chỉ cho đến cuối tháng ba. Các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam đã tìm cách đổi tiền ra vàng, vì lo sợ đồng tiền mất giá. Các cơ quan chức cho rằng một phần tiền mặt đã được dùng để mua vàng, giờ đây lại chảy vào thị trường chứng khoán nội địa.


Ngoài ra, các dữ liệu sơ bộ về sự tăng trưởng trong năm 2009 đã được công bố - và các dữ liệu này có triển vọng rất tốt. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2009, bất chấp khủng hoảng tài chính vẫn tăng 5,32% so với 6,18% của năm 2008. GDP tăng mạnh trở lại vào nửa cuối năm 2009, đặc biệt quý 4/2009 tăng tới 6,9%.


Sự phục hồi được thể hiện ở sự tăng đáng kể về cung ứng lượng tiền. Năm 2009, lượng tiền cho vay tín dụng của các ngân hàng tăng 38% so với năm 2008. Lượng tiền đặc biệt chảy vào lĩnh vực xây dựng, qua đó đã hỗ trợ nền kinh tế nội địa.


Nhưng khối lượng tiền lớn trước hết phải được nền kinh tế Việt Nam "tiêu hóa", nếu không đến một lúc nào đó sẽ lắng đọng trong tỷ lệ lạm phát cao rõ rệt. Giá tiêu dùng tháng 12/2009 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2008.Điều này không giúp được gì nhiều khi Ngân hàng nhà nước đưa ra lãi suất chỉ đạo cao hơn trong thời gian qua thay cho lãi suất trần 8,0%.


Mặc dù lãi suất chỉ đạo của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức của quốc tế, vẫn không thể kiềm chế được xu hướng lạm phát cao mà không đồng thời cần đến các biện pháp kinh tế khác. Ngoài ra, giá nguyên liệu quốc tế thời gian qua cũng đắt lên đáng kể, điều làm gia tăng thêm tỷ lệ lạm phát.


Trước hết, lạm phát tiếp tục tăng. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF ước tính đối với Việt Nam năm 2010 giá cả sẽ tăng 10%. Một số ngân hàng tư nhân thậm chi vẫn cho là có thể tăng mạnh hơn nữa. Nếu Ngân hàng nhà nước không kịp thời có biện pháp đối phó, thì đồng nội tệ tiếp tục giảm so với đồng USD và như vậy thì lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng mạnh.


Người ta có thể nhận thấy rằng Việt Nam cùng với Trung Quốc và Ấn Độ là một trong số ít quốc gia đã vượt qua khủng hoảng tài chính mà không để lại sẹo. Ở một mức độ cao hơn so với ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng giờ đây tỷ lệ lạm phát đã trở thành một vấn đề ở Việt Nam.


Về trung hạn, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những nước quan tâm nhất của các nhà đầu tư. Làn sóng tư nhân hoá tiếp tục, hiện đại hóa và đô thị hóa không ngừng, sự thịnh vượng của nhiều tầng lớp xã hội tiếp tục tăng. Ngoài ra, Việt Nam vẫn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế dự kiến trong những năm tới sẽ tiếp tục bơm hàng chục tỷ USD vào nền kinh tế nước này.


Các nhà đầu tư có cơ hội đầu tư vào một nền kinh tế mới nổi đầy hứa hẹn của Việt Nam và còn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Những nhà đầu tư trong những năm tới muốn đạt lợi nhuận cao cần phải theo dõi sát quá trình phát triển của Việt Nam./.