Trung Quốc có hành động "cấp cứu" hồ nước do hạn hán nghiêm trọng

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hạn hán và nắng nóng nghiêm trọng gần đây tại Trung Quốc đã làm héo úa mùa màng và thu hẹp các con sông bao gồm cả sông Dương Tử, làm gián đoạn giao thông hàng hóa và giảm sản lượng điện.

Trong bối cảnh hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc bị khô hạn đến mức thấp nhất lịch sử,  Bắc Kinh đã triển khai đào rãnh để giữ nước chảy phục vụ công tác tưới tiêu. 

Hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây là hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây là hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Sự suy giảm nghiêm trọng của mực nước ở hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây, miền trung nước này đã gây trở ngại cho các kênh tưới tiêu đến các vùng đất nông nghiệp lân cận ở một trong những vùng trồng lúa trọng điểm của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các đội sử dụng máy xúc để đào rãnh chỉ hoạt động vào các buổi tối để tránh nóng ban ngày, Tân Hoa xã đưa tin.

Nhiệt độ cao đã làm bùng phát các đám cháy núi khiến 1.500 người ở Tây Nam Trung Quốc phải sơ tán và các nhà máy cắt giảm sản lượng do các nhà máy thủy điện giảm sản lượng trong bối cảnh hạn hán.

Hạn hán và nắng nóng đã làm héo úa mùa màng và thu hẹp các con sông bao gồm cả sông Dương Tử, làm gián đoạn giao thông hàng hóa và giảm sản lượng điện.

Được tiếp nước bởi các con sông lớn của Trung Quốc, hồ Poyang có diện tích trung bình khoảng 3.500 km vuông vào mùa cao điểm, nhưng đã thu hẹp chỉ còn 737 km vuông trong bối cảnh hạn hán gần đây.

Một khu vực rộng lớn ở miền tây và miền trung Trung Quốc đã chứng kiến ​​những ngày nhiệt độ vượt quá 40 độ C, trong những đợt nắng nóng mùa hè bắt đầu sớm hơn và kéo dài hơn bình thường.

Tại thành phố Trùng Khánh, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, các cửa hàng bách hóa đã hoãn mở cửa đến 4 giờ chiều.

Tình hình hạn hán do nắng nóng cũng diễn ra ở châu Âu và các nơi khác ở Bắc bán cầu, với nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sản xuất lương thực và môi trường nói chung.