KTĐT - GDP tăng trung bình 10% một năm trong suốt 25 năm qua. Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới”. Năm 2001, kinh tế Trung Quốc được coi là đã đủ khả năng hội nhập để tham gia Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
Mất 60 năm để vượt qua Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng theo hãng tin BBC, Trung Quốc có thể chỉ mất 20 năm để giành vị trí số một từ tay người Mỹ.
|
Năm 1949, khi mới thống nhất đất nước, Trung Quốc là một trong những quốc gia nghèo và kém phát triển nhất thế giới. 90% dân số vào thời điểm này sống tại nông thôn và phần lớn đều nghèo khó. |
|
Năm 1956, 99% nền kinh tế Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước. Phần lớn dân số tiếp tục sống tại nông thôn và tham gia sản xuất nông nghiệp. Bất chấp những nỗ lực công nghiệp hóa của Chính phủ, kết quả đạt được rất khiêm tốn. |
|
Kinh tế Trung Quốc chỉ bắt đầu vươn lên sau cuộc cải cách toàn diện năm 1978 mà mấu chốt là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 1980, Coca Cola là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên đầu tư vào Trung Quốc. |
|
Chính sách khuyến khích nông nghiệp của Chính phủ Trung Quốc bắt đầu phát huy hiệu quả, giúp tăng sản lượng, đồng thời giải phóng một lượng lao động khỏi khu vực này. Những nhân lực này trở thành một lực lượng bổ sung dồi dào cho các nhà máy và xưởng sản xuất. |
|
Chính phủ Trung Quốc tiến hành xây dựng các đặc khu công nghiệp nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất hàng hóa. Thâm Quyến được coi là hình mẫu thành công nhất của chính sách này. Từ một thị trấn ngư nghiệp nhỏ với 30.000 dân năm 1984, Thâm Quyến trở thành một thành phố hiện đại với 8 triệu dân vào năm 2007. |
|
Hàng trăm triệu người Trung Quốc chuyển từ nông thôn ra thành phố. Những năm 50 của thế kỷ trước, chưa đầy 13% dân số nước này sống tại đô thị, con số hiện tại là 40% và dự kiến đạt 60% vào năm 2030. |
|
GDP tăng trung bình 10% một năm trong suốt 25 năm qua. Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới”. Năm 2001, kinh tế Trung Quốc được coi là đã đủ khả năng hội nhập để tham gia Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). |
|
Tốc độ tăng trưởng quá nhanh khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Năm 1993, Trung Quốc bắt trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. |
|
Hệ thống luật pháp tại Trung Quốc dường như chưa bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việc Liên minh châu Âu (EU) ước tính 80% hàng nhái, hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc đã khiến nhà chức trách nước này bắt đầu phải mạnh tay với các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp kể từ năm 2007. |
|
Bất chấp tốc độ phát triển rất nhanh của mình, Trung Quốc không tránh khỏi ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009. Hàng nghìn nhà máy đóng cửa khiến cho rất nhiều lao động phải rời thành phố, trở về nông thôn. |
|
Dự đoán của các chuyên gia về việc Trung Quốc vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm 2010 đã cho kết quả sai. Trung Quốc làm được điều này ngay trong năm 2009 và người Mỹ bắt đầu phải đặt câu hỏi về việc họ có giữ được vị trí của mình cho tới năm 2030? |