Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Anh và EU tăng cường trừng phạt Nga giữa bế tắc ngoại giao

Kinhtedothi - Liên minh châu Âu (EU) và Vương Quốc Anh hôm 20/5 đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga, tập trung vào "hạm đội ngầm" vận chuyển dầu bất hợp pháp cùng các chuỗi cung ứng quân sự.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao, bao gồm cuộc điện đàm kéo dài 2 tiếng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, bị giới quan sát cho là không mang lại tiến triển rõ rệt trong việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm ở Ukraine.

Theo báo Washington Post, gói trừng phạt thứ 17 do Hội đồng EU phê duyệt lần này đặc biệt nhắm vào "đội tàu ngầm" của Nga – một hệ thống gồm hàng trăm tàu vận tải dầu mỏ, khí đốt và thậm chí là ngũ cốc vốn hoạt động nhằm lách các giới hạn và cấm vận của phương Tây. Tổng cộng 189 tàu bị trừng phạt, nâng số tàu trong diện này lên 342.

Tàu chở dầu NS Champion bị Mỹ tình nghi nằm trong "hạm đội ngầm" của Nga. Ảnh: kees torn/Flickr 

Bên cạnh đó, EU cũng mở rộng danh sách các thực thể và cá nhân liên quan đến tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, áp dụng lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản, đồng thời áp đặt hạn chế thương mại đối với các công ty tại Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Uzbekistan và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) – những bên bị cáo buộc đã hỗ trợ Nga né tránh trừng phạt.

Song song đó, Vương Quốc Anh đã ban hành 100 lệnh trừng phạt mới, nhắm vào các lĩnh vực quân sự, năng lượng và tài chính, bao gồm cả các tổ chức tài chính bị cáo buộc đang tiếp tay cho Nga tiếp tục Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Đặc biệt, 18 tàu từ hạm đội tàu chở dầu của Nga bị đưa vào danh sách đen trong nỗ lực phá vỡ mạng lưới vận chuyển dầu của Moscow. Chuỗi cung ứng vũ khí cũng bị đưa vào tầm ngắm, với hệ thống tên lửa Iskander – loại vũ khí bị cáo buộc đã nhiều lần tấn công các khu vực dân sự của Ukraine – là một trong những mục tiêu chính.

Ngoại trưởng Anh David Lammy tuyên bố các biện pháp trừng phạt nhằm “tăng cường áp lực lên Điện Kremlin” và thúc giục Nga đồng ý với một lệnh ngừng bắn toàn diện, vô điều kiện ngay lập tức. Ông nhấn mạnh, việc trì hoãn các nỗ lực hòa bình sẽ chỉ khiến phương Tây quyết tâm hơn trong việc hỗ trợ Ukraine tự vệ và "cô lập cỗ máy chiến tranh của Nga".

ĐỌC NGAY: Đàm phán ngừng bắn giữa Nga - Ukraine rơi vào bế tắc

Bên cạnh các biện pháp trừng phạt tài chính, EU và Anh cũng đang bàn thảo việc hạ trần giá dầu của Nga – mức đang được áp tại 60 USD/thùng – nhằm làm suy giảm doanh thu từ xuất khẩu năng lượng của Moscow. Nếu được thực hiện, điều này có thể gây thêm áp lực lên nền kinh tế Nga trong bối cảnh giá dầu toàn cầu đã giảm.

Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa gia tăng các lệnh trừng phạt mới. Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Putin, Tổng thống Trump tuyên bố đang “xem xét nhiều lựa chọn” và tin rằng việc dọa trừng phạt có thể làm gián đoạn quá trình đàm phán. Ông khẳng định vẫn giữ vai trò trung gian để đưa hai bên vào bàn đàm phán, bất chấp cuộc trò chuyện giữa ông và người đồng cấp Putin không đạt được thỏa thuận ngừng bắn cụ thể.

Giới phân tích cho rằng, Nga đang sử dụng chiến thuật kéo dài thời gian để tránh phải nhượng bộ thực sự. Nhà nghiên cứu chính trị Tatiana Stanovaya từ Trung tâm nghiên cứu Carnegie về Nga và Á-Âu nhận định, Moscow đang cố gắng trao cho Tổng thống Trump một “thành quả hữu hình” từ các nỗ lực hòa bình của Mỹ mà không phải trả bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, nhiều tiếng nói từ Ukraine khẳng định hòa bình chỉ có thể đạt được khi Nga kiệt quệ cả về quân sự lẫn tài chính, điều mà các lệnh trừng phạt đang nhắm đến.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

17 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi - Hội nghị Liên Hợp Quốc về đại dương tại Pháp huy động được khoảng 10 tỷ USD cam kết tài chính, nhưng vẫn còn cách xa so với nhu cầu đầu tư 175 tỷ USD mỗi năm để bảo vệ hệ sinh thái biển toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ cần chính sách minh bạch và dữ liệu đầy đủ hơn để có thể mở rộng quy mô tài trợ.

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

17 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chiến sự Ukraine chưa có hồi kết và xung đột Israel – Iran leo thang, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada trở thành phép thử cho sự gắn kết của các cường quốc phương Tây, trong đó vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là ẩn số gây chia rẽ.

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

17 Jun, 08:07 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc xung đột Israel-Iran và chiến sự ở Ukraine cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 16-17/6 tại Canada.

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

17 Jun, 07:10 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc phỏng vấn với RT, Đại sứ Israel tại Moscow, bà Simona Halperin, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay của Israel là ngăn chặn mọi hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời hạn chế khả năng khôi phục hay mở rộng chương trình này trong tương lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ