Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng thống Trump – Putin điện đàm hơn 2 tiếng: hòa bình cho Ukraine đã cận kề?

Kinhtedothi - Ngày 19/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài hơn hai giờ. Cuộc trò chuyện được cả hai bên đánh giá là "thẳng thắn, mang tính xây dựng và cực kỳ hữu ích", mở ra triển vọng mới cho tiến trình hòa bình tại Ukraine.

Trên nền tảng Truth Social, Tổng thống Donald Trump cho biết ông vừa hoàn tất cuộc gọi dài hai tiếng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông mô tả cuộc trao đổi “diễn ra rất tốt”, đồng thời tiết lộ rằng Nga và Ukraine “sẽ ngay lập tức bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn và, quan trọng hơn, là chấm dứt chiến tranh”.

“Các điều kiện cho thỏa thuận sẽ do hai bên thương lượng, bởi chỉ họ mới nắm rõ chi tiết của tiến trình đàm phán mà không ai khác có thể hiểu,” ông Trump viết. Ông cũng nhấn mạnh tông giọng và tinh thần của cuộc trò chuyện là “rất tích cực” và khẳng định: “Nếu không phải vậy, tôi đã nói ra ngay bây giờ.”

Ông cho biết đã thông báo với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cùng lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Ý, Phần Lan và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về kết quả trao đổi. Vatican, theo ông, đã bày tỏ mong muốn đăng cai tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.

Sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với Ukraine để xây dựng một bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình tiềm năng, trong đó nêu rõ các nguyên tắc giải quyết xung đột, khung thời gian ký kết và cả khả năng ngừng bắn tạm thời nếu đạt được thỏa thuận.

Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Phát biểu với báo chí sau cuộc điện đàm, ông Putin nhấn mạnh: “Cuộc trò chuyện kéo dài hơn hai giờ đồng hồ là rất hiệu quả, thẳng thắn và vô cùng hữu ích. Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của ông Trump trong việc nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Moscow và Kiev – điều đã bị Ukraine đơn phương cắt đứt từ năm 2022.”

Theo nhà lãnh đạo Nga, việc các phái đoàn Nga - Ukraine nối lại tiếp xúc tại Istanbul là dấu hiệu cho thấy “chúng ta đang đi đúng hướng”.

Tìm kiếm thỏa hiệp và khôi phục quan hệ

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng Nga và Ukraine cần tìm ra giải pháp dung hòa có thể chấp nhận được cho cả hai bên. “Lập trường của Nga vẫn rõ ràng: điều quan trọng nhất là xóa bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng,” ông Putin nói.

Hai bên cũng nhất trí rằng cuộc gặp trực tiếp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga “phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và mang lại hiệu quả thực chất, chứ không chỉ mang tính hình thức”.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov và cố vấn Yury Ushakov sẽ công bố thêm chi tiết về cuộc điện đàm trong thời gian tới.

Trao đổi tù nhân và tiềm năng thương mại hậu xung đột

Ngoài vấn đề Ukraine, hai nhà lãnh đạo còn bàn về quan hệ song phương và một đợt trao đổi tù nhân mới với tỉ lệ 9 đổi 9. Ông Trump khẳng định ông không ủng hộ các biện pháp trừng phạt mà thay vào đó là các giải pháp đàm phán.

Ông cũng tiết lộ rằng Nga bày tỏ mong muốn xúc tiến các hoạt động thương mại quy mô lớn với Mỹ sau khi chiến sự kết thúc. “Tôi hoàn toàn đồng ý. Tiềm năng của Nga là vô hạn, và Ukraine cũng sẽ được hưởng lợi lớn trong quá trình tái thiết,” ông nói.

Đây là cuộc điện đàm thứ ba giữa hai nguyên thủ kể từ khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Lần gần nhất diễn ra ngày 18/3, khi ông Putin đồng ý ngừng tấn công các cơ sở năng lượng Ukraine theo đề xuất của Trump – dù phía Kiev không phản hồi.

Trước đó, ngày 12/2, hai bên cũng đã trao đổi về Ukraine và quan hệ Mỹ - Nga, đồng thời thống nhất tiếp tục duy trì liên lạc và hướng tới một cuộc gặp trực tiếp trong tương lai gần.

Đàm phán ngừng bắn giữa Nga - Ukraine rơi vào bế tắc

Đàm phán ngừng bắn giữa Nga - Ukraine rơi vào bế tắc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

17 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi - Hội nghị Liên Hợp Quốc về đại dương tại Pháp huy động được khoảng 10 tỷ USD cam kết tài chính, nhưng vẫn còn cách xa so với nhu cầu đầu tư 175 tỷ USD mỗi năm để bảo vệ hệ sinh thái biển toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ cần chính sách minh bạch và dữ liệu đầy đủ hơn để có thể mở rộng quy mô tài trợ.

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

17 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chiến sự Ukraine chưa có hồi kết và xung đột Israel – Iran leo thang, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada trở thành phép thử cho sự gắn kết của các cường quốc phương Tây, trong đó vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là ẩn số gây chia rẽ.

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

17 Jun, 08:07 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc xung đột Israel-Iran và chiến sự ở Ukraine cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 16-17/6 tại Canada.

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

17 Jun, 07:10 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc phỏng vấn với RT, Đại sứ Israel tại Moscow, bà Simona Halperin, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay của Israel là ngăn chặn mọi hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời hạn chế khả năng khôi phục hay mở rộng chương trình này trong tương lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ