Theo sách Trắng, hệ thống pháp luật của Trung Quốc là sự kết hợp giữa các đạo luật liên quan trong Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Xã hội, Luật Hình sự và nhiều bộ luật khác... Tính đến cuối tháng 8/2011, cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã ban hành 240 điều luật, 706 quy tắc hành chính và trên 8.600 quyết định ở địa phương. Trong thời gian tới, Trung Quốc đặt mục tiêu tiếp tục cải cách hệ thống luật pháp về kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cải tổ các thể chế pháp lý liên quan tới quản lý ngân sách, thuế, tái phân bổ thu nhập, kiểm soát rủi ro tài chính; và kiện toàn các luật liên quan tới vai trò quản lý và giám sát của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia. Về vấn đề nhân quyền, sách Trắng khẳng định Trung Quốc đã ban hành nhiều đạo luật, quy định, đồng thời không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi cơ bản của người dân, cũng như quyền và lợi ích của người dân các dân tộc thiểu số. Sách Trắng cũng nêu rõ việc thực thi quản lý nhà nước bằng pháp luật và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền là nguyên tắc cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc không chỉ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển hệ thống pháp luật dân chủ xã hội chủ nghĩa mà còn là kết quả to lớn của thành tựu cải cách, mở cửa theo định hướng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội./.
Tin đọc nhiều

Kỷ niệm 10 năm thành lập báo điện tử, ra mắt hệ sinh thái số

Thành uỷ Hà Nội gặp mặt nguyên lãnh đạo TP qua các thời kỳ

Chi tiết 31 trận địa bắn pháo hoa tại Hà Nội mừng Xuân Quý Mão 2023
Ninh Thuận: Tiến sĩ các ngành kinh tế trọng điểm được hỗ trợ 300 triệu đồng
