Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc đẩy mạnh ứng dụng AI vào phòng chống thiên tai

Kinhtedothi - Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch toàn diện nhằm xây dựng một mạng lưới truyền thông mạnh mẽ dựa trên các công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng ứng phó khẩn cấp trên toàn quốc.

Theo kế hoạch do Bắc Kinh công bố, nước này đặt mục tiêu thúc đẩy các tiến bộ trong công nghệ truyền thông khẩn cấp, tập trung vào nghiên cứu và phát triển thiết bị mới, cũng như cải thiện khả năng phục hồi của mạng lưới.

Kế hoạch này, được công bố bởi 14 bộ ngành trung ương vào tuần trước, nhấn mạnh việc ứng dụng và phát triển các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ vũ trụ để nâng cao hiệu quả thông tin liên lạc trong các tình huống khẩn cấp. Đến năm 2027, Trung Quốc kỳ vọng hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp sẽ đạt được những bước phát triển đột phá, với chất lượng cao, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động tích hợp trên không, vũ trụ, trên bộ và trên biển.

Lính cứu hỏa mang lúa mạch đến khu vực Tây Tạng, Trung Quốc sau trận động đất 6,8 độ richter vào ngày 7/1. Ảnh: Xinhua

Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ quan trọng để đáp ứng các tình huống cực đoan, bao gồm chuyển vùng khẩn cấp giữa các nhà mạng, liên lạc trên không bằng máy bay không người lái (UAV), định vị và dẫn đường trong nhà, cũng như tăng cường tín hiệu liên lạc ngầm.

Một số thiết bị tiên tiến sẽ được ưu tiên phát triển bao gồm UAV, xe địa hình và trạm gốc trên cao, cùng với các thiết bị nhẹ và di động như trạm gốc đeo lưng, giúp duy trì liên lạc trong các môi trường khắc nghiệt như rừng rậm và vùng giá lạnh.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong khả năng ứng phó khẩn cấp do thiên tai thường xuyên xảy ra. Đơn cử như trận động đất mạnh 6,8 độ richter tại khu tự trị Tây Tạng vào ngày 7/1 vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông, buộc phải sử dụng truyền thông vệ tinh như một giải pháp thiết yếu. Theo Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp, năm 2024, thiên tai đã ảnh hưởng đến khoảng 94,13 triệu người trên khắp Trung Quốc, gây thiệt hại kinh tế lên tới 401,11 tỷ nhân dân tệ (tương đương 54,8 tỷ USD), tăng 16% so với năm trước đó.

Trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đến năm 2025, Trung Quốc đã xác định nhu cầu cấp thiết về một hệ thống truyền thông tích hợp không gian, trên không, trên bộ và trên biển, coi đây là yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng số quốc gia.

Một trong những điểm nổi bật của kế hoạch là việc thiết lập kênh phê duyệt nhanh cho các UAV phục vụ liên lạc khẩn cấp. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường triển khai và quản lý chuẩn hóa các loại UAV, nhằm thiết lập năng lực hỗ trợ trên không một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu phát triển hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh toàn cầu, tận dụng các nguồn lực hiện có như trạm mặt đất vệ tinh hai chiều, hệ thống vệ tinh di động TianTong và hệ thống vệ tinh định vị BeiDou. Điều này nhằm đảm bảo khả năng liên lạc khẩn cấp không gian với lịch trình thống nhất, nguồn cung cấp hiệu quả và các ứng dụng tích hợp.

Kế hoạch cũng kêu gọi các sở ứng phó khẩn cấp và đội cứu hộ tại cơ sở được trang bị nhiều thiết bị hơn như điện thoại vệ tinh TianTong, để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong tình huống khẩn cấp. Đồng thời, việc triển khai các thiết bị như trạm vệ tinh và thiết bị đầu cuối trên tàu, cũng như các cơ sở ngoài khơi, sẽ giúp tăng cường khả năng liên lạc hàng hải.

Các khu vực có nguy cơ cao, thường xuyên đối mặt với tình trạng "mất kết nối, mất điện và ngừng hoạt động mạng", sẽ được quan tâm đặc biệt. Kế hoạch đề xuất các biện pháp cải thiện việc chia sẻ tài nguyên và hệ thống hỗ trợ, đặc biệt là sự hợp tác giữa các công ty viễn thông trong các tình huống khẩn cấp.

Thông qua các sáng kiến chiến lược này, Trung Quốc kỳ vọng xây dựng một hệ thống truyền thông khẩn cấp tiên tiến, có khả năng thích ứng linh hoạt với các tình huống khắc nghiệt, đồng thời góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo vệ an toàn cho người dân trên toàn quốc.

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Thiên tai hay nhân họa?

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Thiên tai hay nhân họa?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

19 Apr, 07:25 AM

Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

19 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang, Boeing - biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Mỹ – đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với quyết định gây sốc từ Bắc Kinh: yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng nhận máy bay Boeing và không đặt thêm đơn hàng mới.

Hà Nội - Sejong (Hàn Quốc) khởi đầu hợp tác chiến lược bền vững

Hà Nội - Sejong (Hàn Quốc) khởi đầu hợp tác chiến lược bền vững

18 Apr, 03:33 PM

Kinhtedothi - Cuộc gặp giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và đoàn đại biểu TP Sejong (Hàn Quốc) không chỉ đánh dấu lần đầu tiên hai TP thiết lập tiếp xúc cấp cao, mà còn mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác bền vững, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ