Trung Quốc hy vọng cây cầu dây cáp vượt biển dài nhất thế giới, nối liền Hồng Kông - Chu Hải (Trung Hoa Đại Lục) - Macau, sẽ mở ra những cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch trong thời gian tới.
|
Cầu vượt biển này giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa Hong Kong - Chu Hải - Macau từ 3 tiếng xuống chỉ còn 30 phút. |
Với chiều dài 55km cùng tổng chi phí xây dựng lên đến 20 tỷ USD, cây cầu đóng vai trò trung tâm trong dự án phát triển khu Vịnh mới của Trung Quốc, giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa Hong Kong - Chu Hải - Macau từ 3 tiếng xuống chỉ còn 30 phút.
Được biết, khu Vịnh này nằm ở trung tâm phía nam của Trung Quốc với dân số 68 triệu người, tổng diện tích lên đến 56.500 km2 và bao gồm 11 TP: Hồng Kông, Ma Cao cùng 9 TP khác thuộc tỉnh Quảng Đông.
Hiện tại, khu Vịnh này vốn đã mang lại rất nhiều tiềm năng kinh tế cho Trung Quốc khi đã đóng góp đến 12% tổng GDP quốc gia, mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ và 5% dân số của Trung Quốc.
Cây cầu này cũng mở ra rất nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch tại Trung Quốc. Hiện tại, du khách từ Đại lục muốn đến Hồng Kông sẽ phải di chuyển bằng đường hàng không. Khách du lịch chỉ dành 1-2 ngày để mua sắm và không có nhiều thời gian để tham quan các khu vực khác của đồng bằng Châu Giang.
|
Cầu vượt biển nối liền Hong Kong - Chu Hải - Macau dài gấp 20 lần cầu Cổng Vàng ở California, Mỹ. Số thép sử dụng để xây cầu nhiều hơn 60 tháp Eiffel. |
Nếu sử dụng cây cầu mới, người dùng có thể di chuyển từ sân bay Hồng Kông đến Ma Cao và Đại Lục chỉ trong vòng 45 phút. Điều này sẽ tạo điều kiện cho du khách có thể ghé thăm các điểm du lịch nổi tiếng như: Hệ thống casino cao cấp hợp pháp lớn nhất thế giới tại Ma Cao hay Chu Hải - TP được mệnh danh là bang Florida của Trung Quốc nhờ khí hậu ôn hòa và hệ sinh thái thực vật phong phú.
Cầu vượt biển dài nhất thế giới sắp đi vào hoạt động ở Trung Quốc sau 7 năm xây dựng, theo IFL Science. Siêu dự án này dài gấp 20 lần cầu Cổng Vàng ở California, Mỹ. Số thép sử dụng để xây cầu nhiều hơn 60 tháp Eiffel.
Cầu bao gồm ba đoạn, một đường hầm dưới biển và bốn đảo nhân tạo. Đoạn chính của cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau (HZMB) hoàn thành năm 2017.
Cầu vượt biển này được thiết kế để hoạt động trong 120 năm. Đội kỹ sư cũng cân nhắc khả năng chịu bão, dòng nước và tiêu chuẩn môi trường khác trong bản thiết kế. Dự án quy tụ hàng loạt chuyên gia từ Anh, Mỹ, Nhật và ít nhất 11 nước khác trong quá trình xây dựng.
Cầu dài nhất thế giới hiện nay cũng nằm ở Trung Quốc. Cầu Đan Dương - Côn Sơn thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải dài 165 km.
Mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh về quá trình xây dựng và hoàn thiện cây cầu dài nhất thế giới dưới đây:
|
Cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là tuyến đường kết nối một thành phố nhỏ ở phía nam Trung Hoa Đại Lục với Hồng Kông và Macau. |
|
Tháng 12/2009, đội ngũ công nhân tham gia vào buổi lễ khởi công xây dựng tại TP Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. |
|
Quá trình xây dựng cây cầu vượt biển dài nhất thế giới. |
|
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm công trường xây dựng cầu vượt biển Hồng Kông - Chu Hải- Macau ngày 1/7/2017. |
|
| Tốc độ tối đa cho phép trên cây cầu này là 100 km/h. |
|
|
Cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao cũng đã hoàn thiện và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 7/2018. |
|
Cây cầu này chạy ngang qua cảng sân bay quốc tế Hồng Kông - một trong những sân bay nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. |
|
Các công nhân đang tiến hành công đoạn cuối cùng trong quá trình gần 10 năm xây dựng cây cầu vượt biển dài nhất thế giới. |
|
Mặc dù chưa chính thức mở cửa nhưng phần lớn quá trình xây dựng đã hoàn thành. Một số phương tiện thử nghiệm cũng đã được phép chạy thử trên cây cầu vượt biển này. |
|
Một góc bên dưới cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Macau. |
|
Hình ảnh một người bảo vệ tại trạm thu phí cầu Hồng Kông - Chu Hải - Macau, phía TP Chu Hải. |