Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc kêu gọi ASEAN phản đối kế hoạch xả thải của Nhật Bản

Kinhtedothi - Bắc Kinh đã kêu gọi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56, được tổ chức từ ngày 11 - 14/7 ở Jakarta (Indonesia), phản đối kế hoạch xả nước phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản từ nhà máy hạt nhân Fukushima.

Theo Kyodo News, tại các cuộc tham vấn, Bắc Kinh cũng đã yêu cầu Indonesia - chủ tịch hiện tại của ASEAN - tránh sử dụng thuật ngữ "nước đã qua xử lý" trong tuyên bố chung của cuộc họp các ngoại trưởng, dự kiến sẽ được đưa ra vào ngày 14/7 tới.

Bác bỏ lập trường của Trung Quốc, Nhật Bản cho biết, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã kết luận trong một báo cáo được công bố hồi tuần trước rằng kế hoạch của Tokyo "phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu và sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể đối với con người và môi trường". Nước láng giềng Hàn Quốc cho biết họ tôn trọng kết quả đánh giá của IAEA.

Chính phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo Holdings Inc - công ty điều hành nhà máy Fukushima đặt mục tiêu bắt đầu xả nước ra biển trong mùa Hè này, sau khi nguồn nước đã trải qua quá trình xử lý để loại bỏ hầu hết các đồng vị, ngoại trừ triti.

Trung Quốc tuần qua đã chỉ trích báo cáo của IAEA không phản ánh đầy đủ quan điểm của tất cả các chuyên gia quốc tế tham gia đánh giá, đồng thời cảnh báo Tokyo không thực hiện kế hoạch xả thải. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/7 cũng ám chỉ việc mở rộng kiểm soát nhập khẩu của Bắc Kinh đối với thực phẩm Nhật Bản.

Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi hiện đang có chuyến thăm các nước láng giềng của Nhật Bản để bảo vệ báo cáo đánh giá của cơ quan giám sát hạt nhân. Tuy nhiên, ông Grossi nhấn mạnh báo cáo không đồng nghĩa với việc IAEA khuyến nghị hay tán thành kế hoạch của Nhật Bản.

Kế hoạch xả thải của Nhật Bản, được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2021, đã vấp phải sự chỉ trích đáng kể từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và Đài Loan, cùng nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả Liên Hợp quốc.

Mỹ ủng hộ đề xuất này sau nhiều năm thảo luận về việc xử lý hơn 1 triệu tấn nước được lưu trữ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, tỉnh Fukushima, sau thảm họa kép năm 2011.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

17 Apr, 03:20 PM

Kinhtedothi – Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, diễn ra trưa 17/4, khẳng định vai trò trung tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Tại đây, đổi mới sáng tạo không chỉ là từ khóa của phát triển hiện đại, mà đang trở thành cấu phần cốt lõi trong các mô hình hợp tác công – tư hướng đến phát triển bền vững.

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

17 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi – Tại phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác công – tư (PPP) là nền tảng then chốt để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và phục hồi toàn diện sau khủng hoảng.

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

17 Apr, 11:02 AM

Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo Đại học Harvard có thể bị tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế nếu không đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, đồng thời tiếp tục đưa ra các biện pháp gây sức ép sau khi trường công khai phản đối loạt chỉ thị từ nhà cầm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ