Chủ tịch Tập Cận Bình đã dự lễ khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới tại TP Chu Hải cùng lãnh đạo Hong Kong và Ma Cao. Cây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao sẽ chính thức được thông xe vào ngày 24/10.
Tính cả đường dẫn, cây cầu vượt biển này dài 55km nối Hong Kong, Ma Cao và TP của Trung Quốc đại lục. Cây cầu với chi phí đầu tư lên tới 20 tỷ USD, được bắt đầu xây dựng từ năm 2009 và bị chậm trễ tiến độ nhiều lần.
Đặc biết, cây cầu dài nhất thế giới nằm ở cửa sông Châu Giang, kết nối 3 TP ven biển quan trọng ở miền nam Trung Quốc là Hong Kong, Ma Cao và Chu Hải.
Đây là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiến tạo Greater Bay Area, tăng cường kết nối giữa những TP ở châu thổ sông Châu Giang, gồm Hong Kong, Ma Cao và 9 TP khác ở miền nam Trung Quốc. Khu vực rộng 56.500km2 này hiện có 68 triệu người sinh sống.
Cầu vượt biển này có 6 làn đường được thiết kế để chịu được bão và động đất mạnh 8 độ richter, sử dụng 400.000 tấn thép, lượng thép đủ để xây dựng 60 tháp Eiffel của Pháp.
Cầu có 6,7km ngầm dưới nước để tránh đoạn đường thủy nhộn nhịp ở châu thổ sông Châu Giang. Đoạn ngầm này nằm giữa hai đảo nhân tạo, mỗi đảo rộng 100.000m2.
Trước đây, thời gian để di chuyển từ TP Chu Hải đến Hong Kong phải mất 4 giờ, nhưng sau khi cây cầu mới đi vào hoạt động, thời gian đi lại rút ngắn chỉ còn 30 phút.
"Với cây cầu mới này, thời gian đi lại giữa Hồng Kông và các TP vùng đồng bằng Châu Giang sẽ được rút ngắn đáng kể", phụ trách giao thông của Hồng Kông, ông Frank Chan, cho biết.
Trước đây, thời gian để di chuyển từ TP Chu Hải đến Hong Kong phải mất 4 giờ, nhưng sau khi cây cầu mới đi vào hoạt động, thời gian đi lại rút ngắn chỉ còn 30 phút. |
Mặc dù đã được thông xe, song các xe ôtô cá nhân phải có giấy phép đặc biệt mới được đi qua cầu vượt biển này.
Hầu hết lái xe phải đậu ở cảng Hồng Kông, sau mới chuyển sang xe bus hoặc xe thuê đặc biệt. Vé đi bus có giá từ 8-10 USD, tùy thuộc vào thời điểm trong ngày.