Trung Quốc: Người già bất an vì không có người chăm sóc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trung Quốc đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử. Ở Trung Quốc, truyền thống là những bậc cha mẹ già sẽ được chăm sóc bởi con cái. Nhưng giờ đây, truyền thống này đang thay đổi.

Nằm trên ngọn núi ở tỉnh Fujian, phía nam Trung Quốc, chùa Ji Xiang có một tượng Phật lớn. Bên ngoài, một khu vườn tuyệt đẹp rải rác với những bức tượng đá nhỏ.
 
Nhưng khi nhìn kỹ, một số đồ vật đã hé lộ chức năng chính của ngôi đền: tay vịn chạy dọc theo các bậc thang và hàng dài các hộp thuốc trong tủ ở hội trường. Ngôi chùa Ji Xiang có thêm một mục đích khác - một trại dưỡng lão cho người già.

Rất nhiều người già đang sống những năm cuối đời ở đây. Một số quá nghèo nên không thể đi nơi khác. Một số khác không có con cái chăm sóc.

Ni cô Neng Qing, 81 tuổi, trụ trì của chùa, đã đi qua nhiều ngôi làng và đưa những người già yếu không có ai chăm sóc về đây giúp đỡ.
Ni cô Neng Qinh, trụ trì chùa Ji Xiang, nơi đang chăm sóc người già neo đơn
Ni cô Neng Qinh, trụ trì chùa Ji Xiang, nơi đang chăm sóc người già neo đơn
Ngôi đền có thời gian biểu rất khắt khe. Bắt đầu vào 4 giờ sáng, tất cả thành viên trong chùa sẽ thức dậy để tụng kinh Phật. Lễ tụng kinh kéo dài một giờ sau khi bữa ăn sáng được phục vụ. Các hoạt động tương tự sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt cả ngày: tụng kinh, ăn uống, nghỉ ngơi, cho đến khi tất cả mọi người ngủ ngay sau khi trời tối.
“Ở đây, chúng tôi chăm sóc lẫn nhau”, ni cô Neng Qing cho hay. “Tôi thường thức dậy 2 lần vào ban đêm để thay các miếng sưởi dưới đệm của các cụ, nhưng bây giờ họ tự giúp đỡ lẫn nhau, người 80 tuổi giúp đỡ người 100 tuổi”, bà nói.

Bà Shi Yu Ping, 92 tuổi và Shi Guazi, 86 tuổi là hai chị em cùng sống chung với nhau trong một phòng ở đây. Tóc bạc trắng, cài gọn gàng sau vành tai. “Ở nhà không có ai chăm sóc tôi cả”, bà Shi Guazi cho biết. Khi bà Shi Guazi đến ngôi chùa, sức khỏe bà rất kém. Một năm sau, chị của bà cũng đến đây, và họ sống và chăm sóc nhau suốt 10 năm qua.
Hai cụ bà Shi Yu Ping và Shi Guazi là hai chị em ruột, đều đang ở tại chùa Ji Xiang
Hai cụ bà Shi Yu Ping và Shi Guazi là hai chị em ruột, đều đang ở tại chùa Ji Xiang
Hiện Trung Quốc đang đối mặt với nỗi lo rằng, những người già (khoảng 220 triệu người) sẽ không có người chăm sóc. Theo Ngân hàng Thế giới WB, Trung Quốc đang có tốc độ giá hóa dân số nhanh nhất. Vào năm 2050, hơn 40% dân số sẽ đạt 60 tuổi.
Ở đây, người già tự chăm sóc cho nhau.
Ở đây, người già tự chăm sóc cho nhau.
Theo truyền thống, các thế hệ đều sống chung trong một mái nhà. Nhưng truyền thống này đang đối mặt với những thách thức hệ trọng trong xã hôi Trung Quốc hiện đại. Hiện tại, hơn 1/2 người già đang sống đơn độc và hưởng trợ cấp từ con cái. Trong những gia đình nghèo, con cái thường di cư đến các thành phố lớn để làm việc, để lại cha mẹ già ở quê.
Xã hội hiện đại đang đối mặt với nỗi lo người già sẽ không có ai chăm sóc
Xã hội hiện đại đang đối mặt với nỗi lo người già sẽ không có ai chăm sóc
Tuy nhiên, có rất ít hỗ trợ cho người cao tuổi. Trong một cuộc khảo sát gần đây đánh giá về sự chăm sóc đối với người cao tuổi tại 80 quốc gia trên toàn thế giới, Trung Quốc nằm trong 10 nước xếp hạng thấp nhất, do thiếu cơ sở vật chất nhà tế bần, bệnh viện không kham nổi và thiếu hỗ trợ cộng đồng. Bên cạnh đó, nghèo đói là một vấn đề nghiêm trọng ở vùng quê Trung Quốc. Hiện 65% của người già sống ở vùng quê sống dưới chuẩn nghèo.
 Một buổi tụng kinh tại chùa Ji Xiang
Một buổi tụng kinh tại chùa Ji Xiang
Tại các thành phố, chính phủ đang gấp rút để đối phó với vấn đề này. Tại TP tỉnh Phúc Kiến, một trung tâm dành cho người cao tuổi vừa được mở cửa, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản miễn phí. 13 trung tâm khác được dự kiến sẽ được mở cửa.

Nhưng chỉ dựa vào các hỗ trợ của chính phủ là không đủ. Đó là lý do vì sao mô hình mới kết hợp giữa chính phủ, cộng đồng và gia đình đang được triển khai.

Chùa Ji Xiang là một trong vài nơi ở Trung Quốc cung cấp sự chăm sóc miễn phí dành cho người cao tuổi. Các thành viên ở đây đều thấy hạnh phúc đối với những điều họ đã nhận được - áo khoác bông dày và chăn ấm trong mùa đông.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần