Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc tăng tốc giành lợi thế trong cuộc đua vệ tinh thương mại

Kinhtedothi - Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý giao thông vệ tinh, hướng tới mục tiêu tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành không gian thương mại.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn cổng thông tin Jiemian.com tuần trước, ông Meng Lingjie, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu và Quan sát Trái Đất thuộc Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA), cho biết: "Các tính toán của chúng tôi cho thấy quỹ đạo Trái Đất tầm thấp có thể phải đối mặt với nguy cơ quá tải với khoảng 100.000 vệ tinh hoạt động".

Ông Meng nhấn mạnh: "Để duy trì môi trường không gian bền vững, CNSA đang xây dựng hệ thống quản lý giao thông nhằm tổ chức tốt hơn việc bố trí và vận hành vệ tinh. Nếu thiếu hệ thống này, việc chồng chéo và cạnh tranh lặp đi lặp lại giữa các dự án có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho sự phát triển của ngành".

Ông cũng cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho lĩnh vực không gian thương mại, trong bối cảnh nhiều chòm sao vệ tinh quy mô lớn đang được triển khai.

Trung Quốc tăng tốc giành lợi thế trong cuộc đua vệ tinh thương mại. Ảnh: SCMP

Theo dữ liệu ngành, hiện Trung Quốc có 58 nhà máy vệ tinh đang hoạt động, trong quá trình xây dựng hoặc đang được lên kế hoạch. Với năng lực sản xuất hiện tại, sản lượng vệ tinh hàng năm của nước này dự kiến sẽ vượt 5.000 đơn vị vào cuối năm.

Trong số các dự án lớn, nổi bật có G60 Starlink của Spacecom Satellite Technology có trụ sở tại Thượng Hải - một mạng lưới truyền thông dự kiến triển khai khoảng 15.000 vệ tinh, với 648 vệ tinh dự kiến sẽ được đưa vào quỹ đạo trước cuối năm nay. Các dự án khác đang được phát triển bao gồm Guowang Constellation của China Satellite Network Group, với kế hoạch phóng 12.992 vệ tinh, và dự án Honghu-3 của LandSpace với mục tiêu 10.000 vệ tinh.

Trước làn sóng gia tăng mạnh mẽ số lượng vệ tinh, yêu cầu về quản lý và điều phối hiệu quả trong lĩnh vực không gian thương mại ngày càng trở nên cấp thiết.

Ngày thứ Năm vừa qua, CNSA thông báo thành lập Liên minh Đổi mới Không gian Thương mại, nhằm hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp trong ngành để giải quyết những thách thức như phân bổ tài nguyên, thiết lập tiêu chuẩn quản lý và cải thiện sự phối hợp trong hoạt động không gian thương mại.

Theo ông Meng, mục tiêu chính của liên minh là đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và an toàn của ngành công nghiệp không gian thương mại.

"Trước hết, chúng ta cần chuyển giao và áp dụng kinh nghiệm quý báu mà các doanh nghiệp nhà nước đã tích lũy trong nhiều thập kỷ - đặc biệt trong công nghệ tên lửa và vệ tinh - vào lĩnh vực thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của các hoạt động bay vũ trụ thương mại," ông nói.

"Thứ hai, chúng ta phải đáp ứng yêu cầu phóng nhanh và linh hoạt, cho phép kết nối mạng và vận hành trên quy mô lớn. Khi vệ tinh đã được triển khai vào quỹ đạo, cần tránh va chạm, đảm bảo khả năng phối hợp dịch vụ giữa các vệ tinh, đồng thời duy trì hợp tác an toàn với các vệ tinh do các nhà cung cấp quốc tế vận hành," ông Meng nhấn mạnh.

 Đọc thêm: Châu Âu điều chỉnh chính sách đối ngoại trước thay đổi thương mại từ Mỹ

Ông cũng cho biết các cơ quan vũ trụ quốc gia sẽ đóng vai trò định hướng cho các doanh nghiệp thương mại, đồng thời tiết lộ rằng CNSA đang "tích cực mở rộng quyền tiếp cận đối với các cơ sở thử nghiệm quốc gia, vốn trước đây chỉ dành riêng cho các dự án của chính phủ".

Ngoài ra, ông cho biết chính phủ đang xem xét việc xây dựng các "hộp cát" công cộng - những môi trường thử nghiệm chuyên biệt cho các hoạt động không gian thương mại có mức độ rủi ro cao. Tại đây, các nhóm nghiên cứu quốc gia sẽ điều phối quá trình thử nghiệm và nhanh chóng chuyển đổi kết quả thu được thành nguồn lực thực tiễn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại.

Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu vũ trụ trong năm 2025

Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu vũ trụ trong năm 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ