Đập Tam Hiệp xả nước hôm 29/6. Nguồn: CGTN.
Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, bắc qua sông Dương Tử, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012. Dự án đã vấp phải nhiều chỉ trích do lo ngại sự cố vỡ đập sẽ ảnh hưởng đến 1,3 triệu người dân sống ở phía dưới.
Một số video xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội gần đây đã cho thấy cảnh lũ lụt dữ dội ở thị trấn Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, chắn cửa phía Đông của đập Tam Hiệp. Người dân nghi ngờ rằng lũ lụt có liên quan đến việc xả lũ khẩn cấp từ con đập "quái vật".
Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố rằng con đập đã thực hiện việc xả lũ hôm 29/6 mới là lần đầu tiên trong năm, dự báo nước dồn về khu lưu vực Tam Hiệp, bao phủ 1 triệu km2, trong khi mưa lớn ở sông Dương Tử.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết các nhà điều hành của đập đã mở 2 cửa hôm thứ 2, với 34 máy phát điện của đập hoạt động gần hết công suất. Cơ quan này cũng báo cáo mưa lớn gần các nhánh của sông Dương Tử, cũng như sông Gia Lăng và sông Hàn (Quảng Đông, Trung Quốc).
Trước đó, Tân Hoa Xã báo cáo rằng dòng chảy của con đập vào Chủ nhật vừa qua đã đạt mức 40.000 m3/giây, gấp đôi con số của ngày hôm trước. Để đối phó với nguồn nước sắp tới, các nhà chức trách lệnh rằng ngưỡng xả hàng ngày của hồ chứa Tam Hiệp cần được tăng lên 35.000 m3/giây.
Global Times dẫn lời Guo Xun, một nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc tại Bắc Kinh, nói rằng con đập này có khả năng chứa dòng chảy lớn hơn nhiều so với hiện tại. Ông cho rằng con đập có khả năng đáp ứng mực nước ở mức 175m hoặc chảy tới 70.000 m3/giây.
"Lượng nước dư thừa 2m tại con đập hiện buộc nước trong hồ cần phải được xả để cân bằng dòng chảy và để ngăn mực nước tiếp tục lên, một thông lệ phổ biến trong mùa mưa", Guo nói, đồng thời gạt bỏ nguy cơ nước tràn trở thành một thách thức đối với hồ chứa.
Những suy đoán về thảm họa vỡ đập Tam Hiệp đã xuất hiện từ lâu. Vào tháng 7/2019, một hình ảnh vệ tinh của Google Maps cho thấy đập Tam Hiệp bị móp lún, làm dấy lên mối lo ngại rằng nó đứng trước nguy cơ vỡ. Tuy nhiên, các nhà điều hành của đập cho rằng cấu trúc đang hoạt động bình thường và con đập vẫn an toàn, đáng tin cậy.