Trung Quốc xuất hiện tình trạng thiểu phát

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2009 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

KTĐT - Theo số liệu của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2009 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt bằng giá cả trong nội địa của Trung Quốc đã bắt giảm từ tháng 2 và dường như xuống thấp nhất hồi tháng 7. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn yếu, hay là xuất hiện tình trạng thiểu phát.

Tình trạng thiểu phát xuất hiện khi giá nhiều mặt hàng thấp, tâm lý người tiêu dùng sẽ chuyển từ háo hức mua hàng "giảm giá" sang chờ đợi thêm vì nghĩ rằng hàng sẽ còn rẻ nữa. Người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm dẫn đến thu nhập của các nhà bán lẻ giảm, tiếp đó là của nhà sản xuất giảm. Thu nhập giảm, nhà sản xuất cũng đầu tư vào việc nâng cấp thiết bị và sản phẩm ít hơn và do đó cũng không có sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ và lượng sản phẩm cũ trong kho sẽ tiếp tục tăng lên. Khi kho hàng đầy, sản xuất chậm lại và các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí bằng việc sa thải người lao động. Thất nghiệp tăng lại làm cho tiêu dùng càng giảm. Những người có việc làm cũng lo ngại rằng không biết mình có bị mất việc không và do đó tiếp tục trì hoãn việc mua sắm để tiết kiệm, đề phòng khả năng bị sa thải. Cầu tiếp tục giảm trong khi cung tiếp tục dư thừa và vòng thiểu phát tiếp tục quay và sâu thêm.

Thiểu phát trở nên xấu khi cung vượt qua mức đối với một số sản phẩm hiện co, trong khi không có một mức cầu sàn đối với sản phẩm đó, ví dụ như khi khách hàng trì hoãn việc mua các thiết bị gia đình, ôtô, quần áo và các hàng hoá không thiết yếu khác và không bị thay thế một cách nhanh chóng do các phát minh. Nếu loại thiểu phát này tồn tại lâu, khả năng sản xuất công nghiệp của nền kinh tế sẽ trở nên lạc hậu. Trong bối cảnh như thế sẽ không thể duy trì phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, không phải thiểu phát là xấu hoàn toàn. Thiểu phát lương thực và năng lượng không ảnh hưởng đến tiêu dùng, vì con người vẫn phải ăn và sử dụng năng lượng. Có một mức tiêu dùng sàn đối với các sản phẩm này và nó sẽ ngăn không cho giá của các sản phẩm này giảm mãi. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng góp phần cải thiện quá trình sản xuất và sản ơhẩm mới, làm giá sản phẩm cũ giảm. Sự đi lên đó là một phần thiết yếu của kinh tế hiện đại vì nó tiếp tục tạo ra nhu cầu mới.

Trong hoàn cảnh bình thường, vì lợi nhuận, khi cầu thấp, các nhà sản xuất sẽ giảm sản lượng. Nhưng Trung Quốc không theo quy luật này. Lợi nhuận không phải là vấn đề quan trọng nhất ở Trung Quốc. Trung Quốc đã cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất để họ tối đa hoá hoạt động kinh tế mà không cần quan tâm đến lợi nhuận. Lo ngại của Trung Quốc không phải là vấn đề lợi nhuận mà là vấn đề thất nghiệp. Cầu yếu không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc đưa ra quyết định này vì các sản phẩm là để xuất khẩu. Do vậy, ở trong nước càng nhiều người Trung Quốc có việc làm thì ở nước ngoài ngày càng có nhiều hàng hoá rẻ và rẻ hơn đến từ Trung Quốc.

Thực chất là Trung Quốc đang xuất khẩu thiểu phát. Điều này nghe có vẻ nguy hiểm nhưng cần nghĩ rằng các tác động tiêu cực của thiểu phát chủ yếu được hạn chế ở vòng tròn sản xuất và việc làm (bán ít hơn thì thu nhập ít hơn và mất việc làm). Chu kỳ này đang hoạt động ngày càng tăng ở Trung Quốc. Còn bên ngoài Trung Quốc thì tác động cuối cùng đó là giá thấp hơn, đặc biệt là đối với hàng hoá tiêu dùng. Do đó, quá trình này đã làm giảm các tác động tiêu cực của thiểu phát trên toàn cầu - một sự phát triển nói chung là tích cực, nó giúp tăng sức mua ở các nước khác và các nước này cũng thoải mái sử dụng nguồn vốn của mình cho các mục đích khác.

Do vậy, nếu các tác động tích cực của thiểu phát được cảm nhận thấy trên toàn cầu thì các tác động tiêu cực của thiểu phát trên toàn cầu lại có xu hướng đang tập trung vào Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng chính sách hỗ trợ để kích thích người dân mua sắm, nhưng các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không tạo ra được một nhu cầu ổn định./.

      
                                                                                                                                     
 

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần