Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trường học Hà Nội khắc phục hậu quả sau bão, sớm đón học sinh trở lại

Kinhtedothi – Sáng nay (8/9), 100% các đơn vị, trường học tại Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan cây xanh; tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, sẵn sàng điều kiện an toàn để sớm đón học sinh trở lại.

Khẩn trường rà soát, khắc phục hậu quả sau bão

Theo báo cáo nhanh của các đơn vị trường học trên địa bàn TP, cơn bão số 3 (Yagi) gây hiệt hại đáng kể về tài sản, chủ yếu làm gãy đổ cây xanh, tường bao, tốc mái nhà xe; rất may không có thiệt hại về người.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh chia sẻ, kết quả rà soát tại các trường học (mầm non, tiểu học, THCS) trên địa bàn huyện cho thấy, có 505m2 mái, 40m tường rào, 6 cửa kính, 4 thiết bị điện tử, 21 biển bảng bị gãy, đổ, hư hại; 31 cây xanh bị bật gốc. Trong buổi sáng nay, các trường học đã huy động nhiều lực lượng vào cuộc để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão.

Các trường học Ba Vì khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau bão.
Các trường học ở Ba Vì khẩn trương dọn dẹp, kiểm tra hệ thống cây xanh sau bão.

Phó trưởng Phòng Phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh Nguyễn Tiến Dũng cho biết, tại các trường học trên địa bàn huyện có tổng 98 cây xanh bị gãy đổ, 15m tường rào đổ, 1 biển trường gãy; 60 biển bảng, khẩu hiệu bị bay, 300m mái tôn bị tốc.

Thông tin về tình hình thiệt hại sau bão Yagi, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho hay: các trường học trên địa bàn quận Ba Đình có 68 cây, 1 cổng sắt, 17m tường rào bị đổ, 7 mái bị tốc. Hiện các trường huy động lực lượng phối hợp với UBND phường và Ban quản lý dự án nhanh chóng dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão để bảo đảm điều kiện an toàn trước khi cho học sinh trở lại trường học.

Các lực lượng hỗ trợ Trường THCS Hoàng Hoa Thám - Ba Đình khắc phục hậu quả sau bão.
Lực lượng hỗ trợ Trường THCS Hoàng Hoa Thám - Ba Đình khắc phục hậu quả sau bão.

Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Ban giám hiệu và chi đoàn giáo viên phối hợp với lực lượng dân quân của phường Vĩnh Phúc ra quân dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra. Các phòng học, phòng chức năng được kiểm tra và xử lý đảm bảo an toàn sau bão. Khu vực cổng trường, sân trường và hành lang lớp học được các chi đoàn giáo viên dọn dẹp vệ sinh; những cành cây gẫy đổ được cắt tỉa, trồng lại, lá cây rụng được quét dọn dẹp sạch sẽ.

Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Hà Đông sáng nay có rất đông phụ huynh đến trường từ sớm, cùng thầy cô giáo cắt tỉa cành cây gãy đổ, vệ sinh lớp học, sân trường để chuẩn bị điều kiện an toàn đón học sinh trở lại.

 

Trước đó, thực hiện tinh thần Công điện của Bộ GD&ĐT và văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT đã gửi các đơn vị, nhà trường 2 văn bản về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi) nêu rõ: nhà trường chủ động vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra; dọn dẹp vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. 

“Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường hoàn thành công tác dọn dẹp, vệ sinh môi trường trước 15 giờ chiều nay”, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết.

Còn Ban giám hiệu Trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình cho hay, chỉ trong một buổi sáng nay, nhờ sự đoàn kết, hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các lực lượng cùng cán bộ giáo viên, khuôn viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám đã khang trang, gọn sạch và an toàn.

Chủ động thời gian đón học sinh trở lại

Sáng 8/9, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn số 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN gửi phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; các trường học trực thuộc; trung tâm tin học - ngoại ngữ - kỹ năng sống về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học.

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh tại trường học thuộc huyện Mê Linh cùng hỗ trợ khắc phục hậu quả của bão Yagi.
Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh tại trường học thuộc huyện Mê Linh phối hợp cùng lực lượng chức năng khắc phục hậu quả của bão Yagi.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí, khắc phục hậu quả do báo số 3 gây ra; theo dõi chặt chẽ thời tiết và tình hình thực tế của đơn vị để chủ động quyết định thời gian học sinh trở lại trường, bảo đảm thực hiện tốt khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.

“Trong ngày hôm nay, 8/9, các trường rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nếu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thì tổ chức dạy - học từ ngày mai, 9/9. Đối với trường chưa đủ điều kiện thì tiếp tục cho học sinh nghỉ học, tập trung khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn mới đón học sinh trở lại trường học”, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.

Theo đó, với các nhà trường chưa thể đón học sinh trở lại trường theo kế hoạch, ban giám hiệu nhà trường yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường, khẩn trương khắc phục hậu quả của bão; chủ động có kế hoạch dạy bù cho học sinh; đồng thời, nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý, bảo đảm an toàn cho học sinh.

Nhiều trường học đã được dọn dẹp sạch sẽ, sẵn sàng đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9).
Nhiều trường học đã được dọn dẹp sạch sẽ, sẵn sàng đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9).

Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, hiện các nhà trường đang tích cực thu dọn cành cây gãy đổ, rà soát đường điện, khơi thông hệ thống thoát nước, bảo đảm môi trường học đường thông thoáng, an toàn.

Tinh thần chung được các đơn vị, trường học quán triệt tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh là tuyệt đối không chủ quan với diễn biến thời tiết sau khi bão tan; duy trì lực lượng ứng trực tại trường, sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ; đồng thời thông tin tới gia đình nhắc nhở học sinh phòng tránh tai nạn thương tích khi di chuyển trên đường.

Được biết, ngày mai (9/9), hầu hết các trường học trên địa bàn TP đón học sinh trở lại học tập bình thường. Được sự đồng ý của phụ huynh, có trường chuyển sang học trực tuyến; số ít trường tiếp tục nghỉ học để đơn vị khẩn trường khắc phục hậu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn trước khi đón học sinh.

Hà Nội cho học sinh nghỉ ngày mai (7/9) để phòng tránh bão số 3

Hà Nội cho học sinh nghỉ ngày mai (7/9) để phòng tránh bão số 3

Ngành giáo dục Hà Nội chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Ngành giáo dục Hà Nội chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ