Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại của Mỹ, Việt Nam đang nỗ lực đàm phán và triển khai nhiều giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tái cấu trúc DN là việc cần làm ngay để góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng minh bạch, giữ vững vị thế trong “sân chơi” toàn cầu.

Thưa ông, Việt Nam cần làm gì khi Mỹ áp thuế đối ứng cao lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam?

- Về phía Chính phủ, tôi đánh giá cao khi Việt Nam đã rất thiện chí cử 1 phái đoàn sang Mỹ để đàm phán thuế quan. Nếu việc này đạt được kết quả tốt thì có thể Mỹ sẽ lùi ngày áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam để hai nước có thời gian thỏa thuận thêm. Mục đích của đoàn đặc phái viên không chỉ nhằm giải quyết các vướng mắc về thuế đối ứng mà còn là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm cáccơhộivàkêugọihợptácđầutưtừ các DN Mỹ liên quan đến lĩnh vực công nghệ, dầu khí, an ninh quốc phòng và hàng không dân dụng.

Tuy nhiên, cũng cần phân tích kỹ để hiểu rõ vì sao Mỹ lại áp thuế đối ứng với Việt Nam ở mức cao như vậy? Đây là vấn đề rất phức tạp, trong đó có cả vấn đề thuế quan và vấn đề phi thuế quan. Chúng ta cần bóc tách từng điểm cũng như đàm phán với phía bạn từng điểm một, để đưa ra sự thống nhất chung, hài hòa lợi ích cho cả hai bên.

Về phía các DN Việt Nam, với giả thuyết thuế 46% của Mỹ vẫn được áp dụng và chưa thể hoãn ngay được, trước hết, các DN phải tránh được việc xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc dán mác hay “đội lốt” Việt Nam rồi xuất sang Mỹ. Những DN có động thái, hành vi này cần được Chính phủ, cơ quan quản lý ngăn cản ngay (nếu có).

Thứ hai, DN xuất khẩu Việt Nam có thể xem xét việc giảm giá bán hàng hóa cho đối tác Mỹ. Thường thì thuế quan của Mỹ dựa vào vận đơn và các chứng từ liên quan trên cơ sở tất cả các chi phí FOB (người bán hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu) hay CIF (người bán hàng là người chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm). Do vậy, DN Việt Nam xem xét có thể giảm phí tên cơ sở chi phí FOB hay CIF hay không? Nếu DN Việt Nam giảm thì thuế nộp cho Chính phủ Mỹ giảm và giá thành đến tay người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ giảm.

Tuy nhiên, DN cũng cần cẩn trọng, bởi nếu bán hàng hóa với giá rẻ sẽ có nguy cơ bị các DN Mỹ kiện bán phá giá. Bài học nhãn tiền trường hợp này đã xảy ra với không ít các DN Việt Nam. Tóm lại, các nhà sản xuất Việt Nam xem xét giải pháp giảm giá hàng hóa một cách hợp pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định của các hiệp định thương mại.

Thứ ba, DN Việt Nam nên đi tìm các thị trường thay thế Mỹ. Chẳng hạn như thị trường rộng lớn ngay bên cạnh là Trung Quốc. Từ trước tới giờ,Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc nhiều thì nay cần nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Cùng với đó, mở rộng hơn nữa xuất khẩu sang thị trường EU, Trung Phi, Nam Mỹ, châu Úc... đây là những thị trường dư địa còn rất lớn.

Thứ tư, chính bản thân các DNViệt Nam phải tái cơ cấu để sảnxuất hàng hóa hiệu quả hơn, khiđó giá thành sẽ giảm hơn, từ đótăng sức cạnh tranh cho các sảnphẩm hàng hóa Việt Nam. Đồngthời, các DN xuất khẩu cần phải hiểu rất rõ các quy định của những hiệp định thương mại tự do, nhất là những quy định về an toàn thực phẩm, môi trường, lao động, bản quyền, phát triển bền vững...

Ông nghĩ sao về giải pháp phát triển thị trường nội địa, bù đắp sự suy giảm của xuất khẩu?

- Đây là giải pháp chắc chắn phải thực hiện vì thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng thì nên quay về thị trường nội địa. Chủ trương này đã có từ rất lâu khi chúng ta chuyển từ “Made in Viet Nam” sang “Make in Viet Nam”. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, thị trường nội địa của Việt Nam vẫn có những giới hạn nhất định. Giá trị xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP của cả nước, nên nếu hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được sẽ xảy ra tình trạng dư thừa. Điều này sẽ đưa Việt Nam vào nền kinh tế stagflation (nền kinh tế vừa lạm phát, vừa đình trệ). Như vậy, một mặt, các DN quay về thị trường nội địa để phát triển, mặt khác vẫn phải tìm kiếm, mở rộng thị trường mới để xuất khẩu.

Theo ông, Chính phủ và các bộ, ngành cần làm gì để thúc đẩy phát triển thị trường nội địa trong thời gian tới?

- Tất cả các chính sách mà Chính phủ đang triển khai về thuế, quản trị... cần tiếp tục thay đổi. Vừa qua, Việt Nam đã ban hành nhiều luật sửa đổi như: Luật Tổ chức tín dụng 2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2024, Luật Nhà ở 2023... Điều này thể hiện, Việt Nam luôn chủ động thay đổi về khung pháp lý để xây dựng nền kinh tế có trật tự, kiểm soát chặt chẽ hơn.

Một điều đáng lưu ý nữa, có thể trong thời gian tới, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ giảm. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cũng như thu hút FDI vào Việt Nam. Còn với DN trong nước, Chính phủ cần tiếp tục thay đổi chính sách, luật lệ để phù hợp với môi trường mới, hoàn cảnh mới, nhất là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách thay đổi trật tự thế giới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Đây là giai đoạn thế giới có nhiều biến động nên Việt Nam cần có chính sách ứng phó linh hoạt, kịp thời.

Vậy, việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam lần này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để Việt Nam chuyển hướng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, thưa ông?

- Đúng là "cơ hội vàng”! Đó là cơ hội để Việt Nam xem lại vấn đề tổ chức lại của các DN. Tôi xin nhấn mạnh, với thị trường bên ngoài cần minh bạch tất cả các thông tin là vô cùng quan trọng. Khi tham gia “sân chơi” lớn toàn cầu, tất cả quy định, tiêu chuẩn, điều kiện luôn biến động thì DN Việt Nam phải chủ động trong “cuộc chơi” cũng như tuân thủ mọi quy tắc, luật chơi. Tức là, DN phải tái cấu trúc, thay đổi để phù hợp với thị trường thế giới. Việc tái tổ chức DN theo thông lệ quốc tế sẽ góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng minh bạch, giữ vững vị thế trên trường quốc tế.

Một hướng đi quan trọng cũng cần đề cập đến là tập trung phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghệ cao, sản xuất thông minh và các lĩnh vực có thể xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng ngoài Mỹ. Đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là bước đi chiến lược giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.

Quan điểm của ông như thế nào về giải pháp hài hòa cán cân thương mại Việt - Mỹ?

- Hiện tại cán cân thương mại Việt - Mỹ đang mất cân bằng khi Việt Nam thâm hụt thương mại với Mỹ gần 120 tỷ USD. Trong khi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa của Mỹ chỉ khoảng 10%. Việc cân bằng cán cân thương mại cần phải làm ngay. Thể hiện ở việc Việt Nam tìm kiếm, mở rộng quan hệ thương mại với nhiều đối tác, thị trường khác, giảm sự tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Đáng lưu ý, một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là cáo buộc trung chuyển hàng hóa từ những nước bị Mỹ áp thuế suất cao nhằm né thuế. Do đó, Việt Nam cần rà soát các danh mục FDI để minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, từ đó làm căn cứ, minh chứng để đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cung cấp thông tin sớm cho DN về thuế đối ứng, giúp DN chuẩn bị dữ liệu và sẵn sàng ứng phó nhằm bảo vệ quyền lợi tại thị trường Mỹ. Từ đó, đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động của thuế quan đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá xăng dầu hôm nay 15/4: ấm dần

Giá xăng dầu hôm nay 15/4: ấm dần

15 Apr, 08:11 AM

Kinhtedothi - Một số thiết bị điện tử được miễn thuế quan của Mỹ, lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 3 khiến giá xăng dầu thế giới ấm dần với mức tăng không đáng kể.

Giá tiêu hôm nay 15/4/2025: thị trường trái chiều đầu tuần, nông dân tin tưởng giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 15/4/2025: thị trường trái chiều đầu tuần, nông dân tin tưởng giá tiếp tục tăng

15 Apr, 07:53 AM

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 15/4/2025 trong khoảng 154.000 - 157.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước giữ ổn định. Trái ngược với đó, thị trường các nước đang sôi động với đà tăng của Brazil, còn giá tiêu Indonesia giảm. Ở trong nước, vụ thu hoạch đang vào giai đoạn cuối. Đa phần nông dân nhận thấy tiêu bị mất mùa nên tin rằng sẽ được giá.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ