Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ 12/3, phòng tiêm chủng CDC Hà Nội mở cửa trở lại phục vụ người dân

Kinhtedothi - Từ ngày 12/3, phòng tiêm chủng vaccine của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sẽ mở cửa trở lại phục vụ người dân có nhu cầu tiêm chủng.

Ngoài nhiệm vụ tổ chức tiêm chủng mở rộng trên toàn TP, CDC Hà Nội mở lại phòng tiêm chủng dịch vụ này là nhiệm vụ chính trị nhằm đa dạng hoá các dịch vụ tiêm phòng chủ động phục vụ người dân. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất đã sẵn sàng, các loại vaccine tiêm phòng đều được đáp ứng đủ và bảo quản theo quy định.

Theo đó, các ngày trong tuần, 2 dây truyền tiêm phòng tiêm chủng sẽ đáp ứng cho 200 lượt tiêm. Bao gồm các loại vaccine: Lao; uốn ván hấp phụ; “6 trong 1” (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib); tiêu chảy do rota virus; sởi, quai bị, rubella; thuỷ đậu; viêm não Nhật Bản B; cúm; các bệnh do phế cầu khuẩn; viêm gan A+B và các bệnh do HPV.

Để phòng bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, định kỳ.

Đặc biệt, người dân khi đến tiêm chủng sẽ được tư vấn dinh dưỡng miễn phí (ưu tiên trẻ em dưới 5 tuổi đến tiêm chủng). Mỗi người sẽ được tư vấn dinh dưỡng trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút vào các thứ 3,5,7 và Chủ nhật hàng tuần, từ ngày 12/3/2024 đến khi kết thúc chương trình. Số lượng người được tư vấn mỗi ngày là 20 người.

Theo các chuyên gia y tế, trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay, thời tiết mưa lạnh, độ ẩm cao, gia tăng các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ. Đây là nỗi lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng bệnh đường hô hấp, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine đầy đủ, định kỳ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ