Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ 1/9, lãi suất vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ về 0%

Kinhtedothi - Tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ bị giảm từ mức 0,05% xuống còn 0%/năm theo quyết định mới của NHNN.
Ảnh minh hoạ

NHNN Việt Nam vừa ban hành Quyết định 1349/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại NHNN.

Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm; đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm.

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHNN về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Trường hợp nếu tiền trong nền kinh tế nhiều, NHNN rút vào thông qua biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ, nhằm buộc các ngân hàng phải giữ tiền mặt trong tài khoản của ngân hàng tại NHNN để “hút” dòng tiền vào, hay nói cách khác, dùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế. Thứ hai, dự trữ bắt buộc để bảo toàn tính thanh khoản của các ngân hàng. Ví dụ, khi các ngân hàng gặp khó khăn thì NHNN giảm dự trữ bắt buộc để ngân hàng tăng thanh khoản.

Như vậy, so với quyết định 1349/QĐ-NHNN ngày 6/8/2020, NHNN đã đưa lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lại giảm từ 0,05%/năm xuống còn 0%. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc khác đều giữ nguyên.

Quyết định 1349 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9 và thay thế Quyết định 1349/QĐ-NHNN ngày 6/8/2020.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ