Kinhtedothi – EVN vừa thông báo về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh từ ngày 4/5/2023, tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân,
Căn cứ văn bản số 304/BCT-ĐTĐL ngày 27/4/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Công nhân truyền tải Phước Ninh, Ninh Thuận kiểm tra đảm bảo điện thông suốt. Ảnh: Khắc Kiên
Theo đó, EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Trước đó vào ngày 31/3/2023, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN cho thấy, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Điều này cũng dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ tới hơn 26.462 tỷ đồng.
EVN thông báo tới quý khách hàng sử dụng điện về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện như trên và mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, ủng hộ của khách hàng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Kinhtedothi - Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN liên tục kinh doanh thua lỗ trong các năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022 dự báo lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà nguyên nhân chính được chỉ ra do giá điện bị “kìm hãm” không tăng, trong khi chi phí nguyên liệu tăng phi mã.
Kinhtedothi – EVN kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân để giảm bớt khó khăn, đảm bảo cân bằng tài chính, áp dụng cơ chế thị trường với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.
Kinhtedothi – Trước thắc mắc của các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp và đã có văn bản gửi Chính phủ, chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức buổi trao đổi chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan.
Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.
Kinhtedothi - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ cùng các doanh nghiệp tại Quảng Nam trong vấn đề cấp tín dụng, quy mô gói vay và lãi suất cho vay.
Kinhtedothi - Quy mô TMĐT Việt Nam năm 2025 có thể lên tới 25 - 32 tỷ USD với mức tăng trưởng từ 18 – 20%, chiếm vị trí đáng kể trong lĩnh vực thương mại và kinh tế số. Tuy nhiên, một số bất cập được VECOM chỉ ra, ngoài vấn đề thuế, các sàn TMĐT phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước và trong quá trình vận hành nền tảng đang tạo "gánh nặng" cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nhu cầu sử dụng điện liên tục gia tăng, đặc biệt trong những tháng cao điểm nắng nóng, việc thực hành tiết kiệm điện không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Trong đó, nhóm khách hàng công sở, khối hành chính sự nghiệp cần đóng vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.