Theo đó, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi khẳng định, TP Hồ Chí Minh đang chuẩn bị các điều kiện công nghệ để rà soát số lượng, đối tượng, chuẩn bị kỹ việc tiêm vaccine đảm bảo giãn cách.
Cụ thể, trong đợt 5 này, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các điểm tiêm chủng tại 312 phường, xã với 624 điểm tiêm chủng. Dự kiến mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày. Số lượng ban đầu là 1,1 triệu liều vaccine, tiến hành trong 2-3 tuần.
TP đã chỉ định một số bệnh viện đủ điều kiện tiêm chủng để tiêm cho các đối tượng mắc bệnh mạn tính và có nguy cơ.
Việc tiêm vaccine sẽ đảm bảo giãn cách và phân chia nhiều điểm tiêm với quy mô nhỏ, theo khung giờ, ứng dụng công nghệ thông tin để hẹn giờ tiêm, nhập thông tin hành chính và tiền căn sức khỏe người được tiêm trước khi đến điểm tiêm.
Bên cạnh đó tối giản hóa quy trình tiêm để hạn chế tập trung đông người, phòng tránh lây nhiễm trong giai đoạn có nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
Trước đó, chiều ngày 11/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã họp trực tuyến với các cơ sở y tế về dự kiến triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng đợt 5 vaccine Covid-19.
Để đảm bảo giãn cách, thời gian tiêm chủng sẽ diễn ra trong các khung giờ 8 giờ đến 13 giờ và 15 giờ đến 20 giờ hằng ngày trong suốt thời gian triển khai.
Theo kế hoạch thì trong đợt tiêm chủng này, người được tiêm ưu tiên trong đợt này sẽ là người dễ bị tổn thương và ở các khu vực có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao trên địa bàn quận huyện. Ngoài ra còn có các nhóm ưu tiên theo nghị quyết 21.
Qua 4 đợt tiêm vaccine Covid-19, TP đHồ Chí Minh đã tiêm cho 985.077 người, trong đó có 943.215 mũi 1 và 41.862 mũi 2. Bộ Y tế vừa phân bổ cho TP thêm 1 triệu liều vaccine Moderna (Mỹ) và khoảng 400.000 liều vaccine AstraZeneca (Anh) để tiêm cho các đối tượng ưu tiên.
Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 sắp tới có nhiều điểm mới như: Chia nhỏ nhóm tiêm vaccine Covid-19 đợt 5 của TP có nhiều điểm mới như: ứng dụng công nghệ thông tin để nhắn tin hẹn giờ, nhập sẵn thông tin hành chính và tiền căn sức khỏe của người được tiêm.
Trưa nay (14/7), Bộ Y tế công bố TP Hồ Chí Minh vừa ghi nhận 971 ca mắc Covid-19, nâng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP lên 18.210 ca. Hiện TP Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương có tổng số bệnh nhân Covid-19 nhiều nhất cả nước.
TP Thủ Đức: Từ 0 giờ ngày 15/7, không cho người ra khỏi doanh nghiệp Ngày 14/7, UBND TP Thủ Đức yêu cầu, từ 0 giờ ngày 15/7, tất cả các doanh nghiệp đang có nhà máy sản xuất trên địa bàn TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), nâng cao kiểm soát không cho người ra khỏi doanh nghiệp, trừ trường hợp cấp bách... Trước đó, tới ngày 13/7, UBND TP.Thủ Đức ban hành văn bản số 4623 gửi đến các doanh nghiệp trên địa bàn TP về việc tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ Cụ thể, TP Thủ Đức yêu cầu doanh nghiệp trên địa bàn đang phải tạm ngưng hoạt động khi có ca nghi mắc Covid-19 yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố để đảm bảo an toàn phòng dịch, chỉ được sản xuất trở lại khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan thẩm quyền kiểm tra an toàn phòng chống dịch. Với doanh nghiệp đã có phương án “vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ”, sẽ tiếp tục hoạt động, nhưng phải thực hiện theo kế hoạch hoặc phương án đăng ký, bảo đảm kiểm soát "không cho người ra khỏi doanh nghiệp, trừ trường hợp cấp bách". Đối với các khu vực phong tỏa cách ly y tế, UNND TP Thủ Đức yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi xuất nhập vật tư, vật phẩm, phương tiện được phép ra vào trong khung giờ từ 22 giờ tối - 5 giờ sáng hôm sau. Tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, phải khai báo y tế và cập nhật vào sổ nhật ký hằng ngày, lập danh sách, phương tiện, liên hệ UBND phường trú đóng để được cấp phù hiệu cho phương tiện ra vào khu vực phong tỏa cách ly trên địa bàn TP Thủ Đức. Ngoài ra, TP Thủ Đức yêu cầu đối với doanh nghiệp thực hiện nội dung “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ) theo chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh ngày 13/7, đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người lao động bên trong nhà máy tại công ty hoặc thuê chỗ ở tập trung bên ngoài doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ đưa đón người lao động bằng phương tiện đưa đón, không để người lao động tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân. |