Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ vụ sữa bột giả: gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý người nổi tiếng với sự việc

Kinhtedothi - Việc triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả tại Hà Nội, với gần 600 nhãn hiệu sữa dành cho bà bầu, trẻ em sinh non, thiếu tháng, người già, người bệnh tiểu đường, suy thận… cho thấy cần khắc phục sự chồng chéo trong quản lý, gắn trách nhiệm cơ quan chức năng và những người nổi tiếng trong quản lý, quảng cáo sản phẩm.

Chồng chéo quản lý...

Việc cơ quan chức năng triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ gần 600 nhãn hiệu, sản phẩm sữa bột giả, doanh thu lên tới gần 500 tỷ đồng khiến dư luận đặt câu hỏi vậy cơ quan nào sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý vệ sinh an  toàn thực phẩm (ATTP), ngăn chặn hàng giả.

Về vấn đề này, Bộ Y tế thông tin, việc quản lý ATTP được quy định tại Luật ATTP. Trong đó, quản lý ATTP thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Công Thương và UBND các cấp.

Nói về trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường trong việc kiểm soát vệ sinh ATTP nói chung, sản phẩm sữa bột nói riêng, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh cho biết, căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường. 


Quảng cáo nhãn sữa Bold Milk và Talacmun của Công ty CP Dược Quốc tế Group (1 trong 9 công ty trong "hệ sinh thái" thuộc Công ty Rance Pharma vừa bị Bộ Công An phát hiện sản xuất hàng giả rao bán trên Lazada. Ảnh: Hoài Nam

Nhưng không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt. Các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý. Do vậy, Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý các sản phẩm do Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất và cung ứng sữa của 2 DN này. Nguyên nhân là bởi theo quy định hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể kiểm tra đối với DN khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

“Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó, đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật và vi phạm ATTP”- ông Trần Hữu Linh cho biết thêm.

Mặc dù đã phân định trách nhiệm trong việc kiểm tra, quản lý vệ sinh ATTP nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam PGS.TS Trần Đáng, việc phân định trách nhiệm quản lý việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những “kẽ hở” để DN lợi dụng quảng cáo sai sự thật, tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân là do hệ thống quản lý, thanh tra chưa hoàn thiện, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, hiện lực lượng thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực còn khá mỏng. Ngoài ra, quyền hạn của lực lượng thanh tra cũng bị hạn chế. Do vậy, mặc dù mức phạt cao nhưng nếu lực lượng mỏng, cơ chế và quyền lực cho thanh tra ít thì khó để phát hiện xử lý các vi phạm, không phát huy hết được ý nghĩa của việc tăng chế tài xử phạt.

Trách nhiệm của người nổi tiếng

Thực tế cho thấy, thời gian qua nhiều cơ quan báo chí đã nhiều lần phản ánh tình trạng quảng cáo bán sữa giả tràn lan trên không gian mạng xã hội một cách công khai. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng từng tham gia quảng cáo các dòng sữa đa công dụng cũng bị dân mạng nhắc tên, trong đó có BTV Quang Minh của đài truyền hình VTV, Vân Hugo, NSND Hồng Vân...

Nguyên nhân bởi những người này từng quảng cáo cho sản phẩm sữa HIUP, dòng sản phẩm bị phạt do quảng cáo không phù hợp với quy định quảng cáo vào tháng 3/2024. Không chỉ có những nghệ sĩ này mới bị cư dân mạng réo tên khi quảng cáo sản phẩm sai sự thật, gần đây 2 cái tên đình đám trên không gian mạng là Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã bị lực lượng công an bắt giữ về tội tiếp tay quảng cáo sai sự thật để tiêu thụ 135.325 hộp kẹo rau củ Kera. Số hàng giả, kém chất lượng được xác định đã bán cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng. Ngay cả hoa hậu Thủy Tiên cũng đã bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, phạt 25 triệu đồng liên quan vụ quảng cáo sai sự thật về kẹo rau củ Kera.

 

Người tiêu dùng mua sản phẩm sữa đảm bảo chất lượng tại siêu thị Winmart. Ảnh: Hoài Nam

Nhìn nhận về việc ngăn chặn những người lợi dụng nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm sai sự thật, Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nêu rõ, để có thể xử lý hành vi này đòi hỏi cơ quan chức năng làm rõ những người nổi tiếng nay có tiếp tay cho các hoạt động bán hàng giả thông qua việc quảng cáo để xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu phát hiện, những người này có thể sẽ đối mặt với mức xử phạt lên đến 500 triệu đồng.

“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm theo Điều 197 Bộ luật Hình sự quy định”- bà Nguyễn Thị Hằng Nga chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, để ngăn chặn hiện tượng DN lợi dụng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sản phẩm, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp Hà Nội, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo trong đó có trách nhiệm của người nổi tiếng tham gia quảng cáo, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để làm gương, tạo tác động răn đe.

“Một số người nổi tiếng vì lợi nhuận nên bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật, họ sẵn sàng nộp phạt hành chính, xin lỗi, nhưng sau đó tiếp tục vi phạm. Bởi vậy, cần áp dụng các chế tài mạnh mẽ đối với những người nổi tiếng và có thể bổ sung các hình thức xử lý như cấm biểu diễn, cấm thực hiện hoạt động nghề nghiệp trong một thời gian..."- Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng

Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá xăng dầu hôm nay 25/5: tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 25/5: tuần giảm giá

25 May, 08:21 AM

Kinhtedothi - Lo ngại về vòng đàm phán hạt nhân mới nhất giữa Mỹ và Iran đổ vỡ, OPEC+ đang thảo luận về việc tăng sản lượng... khiến giá dầu ghi nhận tuần giảm.

Giữ thị trường xuất khẩu cho “vua trái cây”

Giữ thị trường xuất khẩu cho “vua trái cây”

25 May, 07:15 AM

Kinhtedothi - Trong thập kỷ qua, sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng nhất. Tuy nhiên, loại nông sản được mệnh danh là “vua trái cây” này được nhận định là đang phát triển nóng và cần thiết phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất - xuất khẩu, tiến tới thiết lập các chuẩn mực mới hướng tới phát triển bền vững.

Truy xuất nguồn gốc: “Giấy thông hành” của hàng hóa xuất khẩu

Truy xuất nguồn gốc: “Giấy thông hành” của hàng hóa xuất khẩu

25 May, 06:46 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh chất lượng mẫu mã, giá thành, doanh nghiệp (DN) phải coi truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng như “giấy thông hành” để tăng độ tin cậy, bảo đảm cho sản phẩm được lưu hành thuận lợi trong nước và thị trường xuất khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ