Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ vụ việc học sinh bị tát: Trẻ dễ bị sang chấn tâm lý

Kinhtedothi - Sau 2 vụ việc học sinh bị tát xảy ra vừa qua tại Quảng Bình và Hà Nội, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho rằng, việc bị tát liên tiếp nhiều cái có thể gây sang chấn tâm lý của trẻ, từ đó gây ra những rối loạn stress sau sang chấn dẫn đến các hành vi tự “ngược đãi” bản thân.
 Bé trai bị tát 231 cái tại Quảng Bình
Trưởng Phòng điều trị rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai Dương Minh Tâm cho biết, thông thường khi phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sự kiện gây tác động mạnh mẽ đến tâm lý, trẻ em có thể có các phản ứng như rối loạn kích động, sợ hãi và lo âu mà các nhà tâm lý gọi là rối loạn stress sau sang chấn. Tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc các chứng bệnh về tâm lý. Hiện nay, lứa tuổi học sinh, sinh viên chịu áp lực nặng nề từ học hành, thi cử đến những thay đổi về nhận thức trong cuộc sống, trong đó có những thay đổi về tâm sinh lý nhưng nhiều phụ huynh không nắm bắt được. “Trẻ em, trẻ vị thành niên là đối tượng dễ mắc bệnh vì nhà trường chủ yếu là giáo dục tri thức và vẫn nặng về kỷ luật. Ở nhà thì cha mẹ dùng quyền uy gây sức ép, áp lực để uốn nắn con theo ý mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sở thích, đam mê hoặc lối sống của trẻ vị thành niên với những suy nghĩ có phần lệch lạc, bi quan, bế tắc” - TS Tâm cho biết.
Điều đáng nói, khi bị rối loạn stress vì không muốn người xung quanh biết, nhiều em đã có các hành vi tự làm đau bản thân, hay gặp là các em tự cắt tay, cắt cổ tay với những nhát sắc, nông đủ gây rỉ máu nhưng không gây tổn hại đến tính mạng; bệnh nhân có thể cắt ở nhiều vị trí khác, hoặc lao đầu vào tường, tự đánh, tát, nhổ tóc, cấu rách da, nhịn ăn…

Theo TS Tâm, khi trẻ vừa trải qua một sang chấn thì biện pháp chủ yếu là trợ giúp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để giảm bớt rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ. Rối loạn stress sau sang chấn tuy không nguy hiểm nhưng để lại di chứng hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là tuổi thanh thiếu niên sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Đây là giai đoạn hình thành nhân cách, nếu trẻ bị sang chấn tâm lý sẽ ảnh hưởng đến tính cách về sau. Vì vậy, trẻ cần sự trợ giúp của cộng đồng và gia đình bằng giao tiếp, tham gia vào các hoạt động tập thể.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ