Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp giảm 14,85%

Kinhtedothi – Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, hiện tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp trên cả nước là 78,86%. So với 1 tuần trước đó, tỷ lệ học sinh đến trường giảm 14,85%.

Cụ thể, đối với bậc mầm non: 50 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp.

13 tỉnh, thành phố hiện dừng dạy học trực tiếp do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại địa phương gồm: Hà Nội, Đà Nẵng (tổ chức cho đi học tại 2 quận Thanh Khê và Sơn Trà), Tiền Giang (trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ 21/2/2022, trẻ dưới 05 tuổi tổ chức từ ngày 24/2/2022), Bạc Liêu (trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ 21/2/2022, trẻ dưới 05 tuổi tổ chức từ ngày 28/2/2022), An Giang, Phú Yên, Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hưng Yên, Đắk Lăk (TP Buôn Mê Thuột dừng dạy học trực tiếp).

Tỷ lệ học sinh đến trường giảm mạnh do diễn biến dịch bệnh Covid- 19 phức tạp
Tỷ lệ học sinh đến trường giảm mạnh do diễn biến dịch bệnh Covid- 19 phức tạp

Với bậc tiểu học: 52 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp. 11 tỉnh, thành phố hiện dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp: An Giang (khối lớp 1,2), Tiền Giang (khối lớp 3,4), Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lắk (TP Buôn Mê Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh.

Với bậc THCS: 59 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 04 tỉnh, thành phố dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành).

Với bậc THPT: 62 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; chỉ có 1 địa phương dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp là Lào Cai.

Như vậy, số học sinh đi học trực tiếp giảm mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid- 19. Trước đó (ngày 14/2), tổng số học sinh học trực tiếp trên cả nước đạt tỷ lệ 93,71%; trong đó khối Mầm non đạt 85,71%; khối Tiểu học đạt 93,65%; khối THCS đạt 94,41%; khối THPT đạt 99%.

Tổng số học sinh học trực tiếp đạt tỉ lệ 93,71%

Tổng số học sinh học trực tiếp đạt tỉ lệ 93,71%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo “Học nghề có lương”

Đào tạo “Học nghề có lương”

23 May, 05:14 AM

Kinhtedothi - Với chương trình đào tạo “Học nghề có lương” đã giúp học sinh các trường trung cấp, cao đẳng được rèn luyện kỹ năng chuyên môn, DN đón nhận ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và với chương trình này, các em làm chủ tay nghề khi tốt nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh khi ra trường, tự tin bước vào thị trường lao động.

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

08 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ