80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

UNDP hỗ trợ Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tra tấn

Kinhtedothi - Việt Nam sẽ tham gia phê chuẩn Công ước chống tra tấn trong năm 2014, qua đó trở thành thành viên của 7/9 công ước của Liên hợp quốc về quyền con người.
Ngày 6/6 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế "Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Hội thảo nhằm giới thiệu chi tiết nội dung của Công ước chống tra tấn, các nghĩa vụ của các quốc gia thành viên đồng thời trao đổi làm rõ quyết định của pháp luật và thực tiễn của Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền con người nói chung và trong lĩnh vực chống tra tấn nói riêng.
Bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (UN) tại Việt Nam. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (UN) tại Việt Nam. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Hồng Nam, Trợ lý Bộ trưởng kiêm Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao cho biết theo lộ trình, Việt Nam sẽ tham gia phê chuẩn Công ước chống tra tấn trong năm 2014, qua đó trở thành thành viên của 7/9 công ước của Liên hợp quốc về quyền con người. 

Việc ký Công ước và phê chuẩn Công ước chống tra tấn thể hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn đối xử tàn bạo và đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Đây cũng là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề mà quốc tế quan tâm, thể hiện qua nhiều kiến nghị mà Việt Nam nhận được liên quan đến việc phê chuẩn và thực hiện Công ước chống tra tấn.

Đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia thực hiện Công ước chống tra tấn, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (UN) tại Việt Nam cho biết Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người với những quy định nhằm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số 39/46 ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Hiện nay có 81 quốc gia tham gia ký kết Công ước chống tra tấn. 

Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia ký Công ước chống tra tấn vào ngày 7/11/2013 và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn công ước này.

Tất cả các cơ quan Liên hợp quốc đóng vai trò chung trong việc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiếp theo phê chuẩn Công ước chống tra tấn, điều phối viên thường trú UN tại Việt Nam nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã trao đổi những vấn đề liên quan đến tiến trình gia nhập và thực thi, chuẩn bị báo cáo quốc gia cho việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn; nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ