Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng dụng công nghệ cao: Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành chăn nuôi

Kinhtedothi - 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi của Hà Nội đạt trung bình trên 3%/năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt gia súc, gia cầm cho người tiêu dùng Thủ đô.
 Chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Phạm Hùng

Chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu

Trong những năm qua, TP đã phát triển được 15 vùng chăn nuôi tập trung, 76 xã chăn nuôi trọng điểm, 3.941 trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Chăn nuôi tại Hà Nội nhìn chung đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, từ nhỏ lẻ manh mún sang tập trung. Đặc biệt, Hà Nội hiện đã hình thành được 101 mô hình trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao hoặc chăn nuôi khép kín từ đầu vào (giống, thức ăn…) đến tiêu thụ. Hiệu quả của các vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện trọng điểm như Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thanh Oai… đạt 1 – 2 tỷ đồng/ha/năm.
Đến nay, tỷ lệ bò sữa cao sản HFF3 của Hà Nội chiếm trên 65%, bò HFF2 chiếm 18%, bò HFF1 chiếm 7%, bò HF thuần chủng chiếm 10%. Tỷ lệ bò thịt được lai tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò ngoại chất lượng như Lai Sind, Wagyu, BBB… chiếm trên 90%.

Dù đã có bước chuyển tích cực, tuy nhiên, sản lượng thịt gia súc, gia cầm mà Hà Nội sản xuất được hiện mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng cho trên 10 triệu dân cư trú tại Thủ đô. Bên cạnh đó, trứng gia cầm hiện cũng mới đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu. Đáng chú ý, trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp, thịt lợn – sản phẩm chiếm tỷ trọng rất lớn trong “rổ thực phẩm” của người tiêu dùng Thủ đô, được dự báo sẽ thiếu hụt trong giai đoạn cuối năm 2019. Chính vì vậy, bài toán đặt ra là cần có định hướng phát triển phù hợp ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

Chú trọng ứng dụng công nghệ cao

Thống kê cho thấy, từ năm 2015 đến nay, tỷ trọng chăn nuôi lợn trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đang giảm. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn từ chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), gia cầm và các vật nuôi khác. Những năm qua, Hà Nội luôn xác định ứng dụng công nghệ cao là hướng đi cho phát triển ngành nông nghiệp Thủ đô nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng. Cụ thể hóa mục tiêu trên, TP đã xây dựng Trung tâm sản xuất tinh bò ứng dụng công nghệ cao.

Các giống lợn ngoại có chất lượng cao cũng được nhập về phục vụ cải thiện chất lượng đàn giống trong nước như Landrace, Yorkshire… Công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn gà cũng đang từng bước được thực hiện tại hàng chục cơ sở. Bên cạnh đó là việc áp dụng các công nghệ chăn nuôi khép kín, hệ thống làm mát, xử lý môi trường bằng bể khí sinh học (biogas)… Bước đầu, Hà Nội cũng đã xây dựng được hai trang trại chăn nuôi lợn áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM).

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, với trọng tâm là các loại gia súc lớn theo tiêu chuẩn GAHP tại các địa phương vùng đồi gò như Ba Vì, Sóc Sơn, Sơn Tây… Đồng thời tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư quy mô từ 10ha trở lên. Trong đó, chú trọng sử dụng các giống chất lượng cao, an toàn dịch bệnh.

Ông Tường thông tin thêm, TP đang tập trung kêu gọi các DN tích cực tham gia đầu tư phát triển các dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao (trong đó có lĩnh vực chăn nuôi) với quy mô theo quy hoạch lên tới hàng nghìn héc-ta. Đây là cơ hội để Hà Nội và các DN “bắt tay”, thúc đẩy ngành chăn nuôi nói riêng, nông nghiệp nói chung theo hướng công nghệ cao, mang lại giá trị kinh tế vượt trội, bền vững và an toàn thực phẩm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

23 Apr, 05:07 AM

Kinhtedothi - Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được dư luận đồng tình ủng hộ. Chính sách này kỳ vọng tiếp tục là nguồn tài chính hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và ngành nông nghiệp tiến gần hơn với nền nông nghiệp hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ