Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ứng dụng công nghệ gen trong tầm soát sớm ung thư

Nguyễn Hưng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công nghệ SPOT-MAS do Viện Di truyền Y học - Gene Solutions phát triển giúp có thể phát hiện ctDNA trong máu. Đây được xem là công nghệ lõi trong xét nghiệm gene hỗ trợ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.

Hội nghị khoa học thường niên toàn quốc năm 2022 của Tổng hội Y học Việt Nam với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học” vừa được tổ chức cuối tháng 11/2022 tại Hà Nội. Tham gia tại phiên hội thảo chuyên đề “Bệnh không lây nhiễm”, báo cáo viên đến từ Viện Di truyền Y học - Gene Solutions đã trình bày tham luận “Ứng dụng công nghệ gen trong tầm soát sớm ung thư”, trong đó nổi bật là việc ứng dụng công nghệ SPOT-MAS trong tầm soát sớm ung thư.

Phòng Lab Gene Solutions
Phòng Lab Gene Solutions

Theo đó, từ 2018, Viện Di truyền Y học - Gene Solutions đã triển khai nghiên cứu SPOT-MAS theo đúng chuẩn mực của nghiên cứu khoa học quốc tế. Tiếp đó, SPOT-MAS đã được lượng giá thông qua Chương trình K-DETEK với sự tham gia của 13 bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam như: Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội…

Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2, công nghệ SPOT-MAS do Viện Di truyền Y học - Gene Solutions phát triển giúp có thể phát hiện ctDNA trong máu. Đây được xem là công nghệ lõi trong xét nghiệm gene hỗ trợ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Công nghệ này đang là xu hướng toàn cầu trong tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm, và được các quốc gia phát triển đặt kỳ vọng cao để có thể triển khai trên diện rộng trong một tương lai rất gần.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, phân tích ctDNA không giúp phát hiện được tất cả bệnh ung thư và nên được dùng bổ sung, chứ không thay thế các phương pháp chẩn đoán là chuẩn vàng trong y học hiện nay.