Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng dụng công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Kinhtedothi - Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn khi hội nhập, xuất khẩu. Đây cũng được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn vấn nạn hàng giả.

Giải pháp đẩy lùi hàng giả, hàng nhái

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ hàng giả, hàng nhái quy mô lớn đã làm xói mòn niềm tin và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các DN chân chính. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới, vấn nạn hàng giả, hàng nhái sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Ngọc Ánh

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia đổi mới sáng tạo quốc gia Trần Bá Dương cho hay, thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều giải pháp về chống hàng giả, hàng nhái bằng tem chống hàng giả, mã vạch, mã QR… Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi hơn, có tính chất hệ thống và quy mô rất lớn.

“Tình trạng làm giả hiện nay không chỉ là sao chép mẫu mã, mà còn giả mạo cả thông tin, dữ liệu và mã truy xuất. Những phương pháp truyền thống (tem nhãn, mã vạch đơn thuần) không còn đủ sức để đối phó với thủ đoạn tinh vi, cũng như đang bộc lộ nhiều bất cập, dễ bị làm giả, làm lại, thậm chí bị giả mạo cả mã QR. Vì vậy, cần những giải pháp có tính đột phá dựa trên tích hợp công nghệ thông minh và liên kết chuỗi dữ liệu số hóa” - ông Trần Bá Dương đề xuất.

TS Bùi Văn Quyền - Viện trưởng Viện Chống gian lận thương mại và hàng giả Việt Nam cho rằng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa để đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã được đề cập và thực thi suốt nhiều năm qua nhưng kết quả chưa được như mong muốn.

Mặc dù hiện nay đã có những hệ thống truy xuất nguồn gốc khác nhau (mã QR, blockchain, RFID…) nhưng vẫn chưa có sự thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc đồng bộ dữ liệu, thiếu minh bạch, tốn kém thời gian và chi phí. Mặt khác, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường rất lớn, năng lực và nhân sự chuyên môn của cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc còn hạn chế; sự hối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về truy xuất nguồn gốc cũng chưa đồng bộ.

“Nhà nước cần phải có chế tài mạnh hơn nữa để răn đe các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái. Đối với DN sản xuất cần phải minh bạch thông tin trong tất cả các khâu từ nguyên liệu vùng trồng, tiêu chuẩn đo lường, sở hữu trí tuệ.” – TS Bùi Văn Quyền kiến nghị.

Nhiều lợi ích khi ứng dụng công nghệ mới

Ở các nước trên thế giới, bài toán truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả, hàng nhái mô hình kết hợp 3 công nghệ: RFID - Blockchain - AI được xem là hữu hiệu và một số nước khu vực Đông Nam Á đã sử dụng rất hiệu quả. Đơn cử như, Thái Lan đã bắt đầu ứng dụng RFID kết hợp Blockchain trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, giúp theo dõi toàn bộ hành trình trái cây từ vườn đến cửa khẩu. Singapore đang triển khai nền tảng dùng AI để giám sát chất lượng thuốc và thực phẩm chức năng.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Áp dụng các công nghệ mới (Blockchain, AI, IoT) vào truy xuất nguồn gốc, DN sẽ được bảo vệ thương hiệu, giảm thiệt hại do hàng giả và tăng độ tin cậy với khách hàng và đối tác. Người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra thông tin sản phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh mua phải hàng giả. Cơ quan Nhà nước có công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, phòng chống gian lận thương mại.

Ông Mai Quang Thịnh - nhà sáng lập VN Check

Khẳng định vai trò quan trọng của truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) Phạm Văn Thọ cho biết, cả nước đang thực hiện chương trình chuyển đổi số với 3 mục tiêu cơ bản là phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển Kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển Xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Hiện nay, các nước đều có quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để phục vụ cho việc áp mức thuế. Đối với Việt Nam, để các sản phẩm hàng hóa giữ vững được vị thế và phát triển thêm thị trường mới, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc có vai trò rất quan trọng.

“DN muốn vươn ra biển lớn phải đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng, mẫu mã, giá… Trên hết, cần có giải pháp để đưa đến tay người tiêu dùng hàng thật của DN, lúc đó, người tiêu dùng mới có niềm tin và không quay lưng lại với sản phẩm của DN” - ông Phạm Văn Thọ nhấn mạnh.

Còn theo ông Mai Quang Thịnh - nhà sáng lập VN Check, các DN cần đầu tư vào các công nghệ mới để tự động hóa quy trình sản xuất nhằm tối ưu lợi nhuận, giảm chi phí và kiểm soát tốt sản phẩm, hàng hóa khi tích hợp với hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Các công nghệ mới thích hợp có thể kể đến đó là: IoT (Internet vạn vật) vào quản lý chất lượng sản phẩm, máy móc, thiết bị và môi trường sản xuất), AI (trí tuệ nhân tạo) để tối ưu hóa quy trình, nhân sự, dự báo năng suất và chất lượng và công nghệ Blockchain (công nghệ chuỗi khối) để minh bạch toàn bộ chuỗi cung ứng.

BSR - doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

BSR - doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

Mỹ cân nhắc siết kiểm soát đối với doanh nghiệp Trung Quốc

Mỹ cân nhắc siết kiểm soát đối với doanh nghiệp Trung Quốc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tiếp đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Tiếp đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản

08 May, 07:32 AM

Kinhtedothi - 4 tháng đầu năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục ghi nhận giá trị gia tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Dù vậy, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, việc đa dạng hoá thị trường để phân tán rủi ro và duy trì tăng trưởng xuất khẩu là bài toán đặt ra.

“Mùa vàng” du lịch hè bắt đầu “nóng”

“Mùa vàng” du lịch hè bắt đầu “nóng”

08 May, 06:58 AM

Kinhtedothi - Chỉ còn ít ngày nữa học sinh các địa phương bắt đầu nghỉ hè nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cao. Để kích cầu cho “mùa vàng” này, các doanh nghiệp (DN) lữ hành đã tung nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Nghệ An: nỗ lực lưu giữ nghề bánh gai xứ dừa truyền thống

Nghệ An: nỗ lực lưu giữ nghề bánh gai xứ dừa truyền thống

08 May, 06:54 AM

Kinhtedothi - Ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) có một làng nghề truyền thống nức tiếng với sản phẩm bánh gai xứ dừa. Đứng trước bao thách thức, nguy cơ mai một, nhưng nay thương hiệu truyền thống ấy dần khởi sắc, trở thành sản phẩm OCOP, có thương hiệu. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ