Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy mô nguồn nhân lực có bước phát triển, cơ cấu ngày càng phù hợp hơn

Kinhtedothi- Sáng 10/7, tại Phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021-2024, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, trong thời điểm hiện nay, nguồn nhân lực của nước ta cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quy mô nguồn nhân lực có bước phát triển, cơ cấu ngày càng phù hợp hơn; trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động được nâng lên; năng suất lao động, việc làm, thu nhập của người lao động có chuyển biến tích cực.

Chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo nhân lực chất lượng cao bước đầu được quan tâm ở cả bậc phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với hệ thống trường chuyên, chương trình chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư và cử nhân tài năng, chương trình hợp tác đào tạo và đào tạo có yếu tố nước ngoài...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đoàn Giám sát cũng chỉ ra, đối với khu vực công lập, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số lực lượng lao động toàn xã hội, phần lớn có trình độ từ đại học trở lên; công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định, do vậy, chất lượng, trình độ đội ngũ nhìn chung đáp ứng tốt yêu cầu.

Đối với khu vực ngoài công lập, số lượng lao động có sự gia tăng (tốc độ tăng bình quân khoảng 0,65%/năm trong giai đoạn 2021-2024), nhất là trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2024, cả nước có gần 47,3 triệu người lao động làm việc ở khu vực ngoài nhà nước, chiếm 89,3% tổng lực lượng lao động và chiếm hơn 91% tổng số lao động có việc làm của nền kinh tế.

Chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quy mô đào tạo đại học và nghề nghiệp nhìn chung ổn định trong giai đoạn giám sát. Cơ cấu ngành nghề, trình độ, lĩnh vực đào tạo đa dạng. Nhiều ngành mới được mở, thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường lao động. Việc thực hiện tự chủ đại học được mở rộng, từng bước phát huy hiệu quả. Nguồn lực đầu tư được tăng cường, đa dạng hóa; hiệu quả sử dụng được nâng lên.

Các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân lực chất lượng cao của các bộ, ngành địa phương bước đầu đã phát huy hiệu quả. Từ năm 2018 đến tháng 10/2024, có 706 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được thu hút, tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức. Một số địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện thi tuyển công khai một số vị trí lãnh đạo, cho phép nhân sự ngoài hệ thống được thi tuyển, thí điểm trả lương cao cho giảng viên, bác sĩ giỏi, có cơ chế nội bộ linh hoạt về lương, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ khác để giữ người tài.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đoàn giám sát đề nghị, Chính phủ nghiên cứu, ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và bố trí đầy đủ nguồn lực bảo đảm để thực hiện, nâng cao năng lực sáng tạo của nhân lực gắn với sử dụng hợp lý trí tuệ nhân tạo và các công cụ khoa học, công nghệ mới.

Xây dựng và trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Dân số, Luật Viên chức...; xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và phát triển.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần giao một cơ quan chủ trì quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở cả khu vực công và ngoài công lập, chịu trách nhiệm theo dõi, dự báo, xây dựng chiến lược về phát triển nguồn nhân lực quốc gia và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực, dự báo về nguồn nhân lực và lựa chọn lĩnh vực trọng điểm để xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thực hiện việc phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, cơ sở trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, lưu ý việc giao thẩm quyền, trách nhiệm cho địa phương, cơ sở phải kèm theo nguồn lực để triển khai thực hiện bao gồm biên chế và ngân sách.

Đổi mới cơ chế sử dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao để tăng cường thu hút, giữ chân và phát huy hiệu quả số nhân tài đã được tuyển dụng theo hướng tổ chức các chương trình, công trình, dự án riêng với cơ chế đãi ngộ, môi trường làm việc mang tính mở, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đề cao trách nhiệm…

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, về hoàn thiện thể chế, đề nghị bổ sung giải pháp đổi mới việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và phản ánh chính xác nhu cầu hiện nay.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện nghiên cứu dự báo và hoạch định chính sách; đổi mới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và nếu còn thực hiện công tác dự báo theo tư duy “ăn xổi, ở thì” thì khó xây dựng chiến lược tổng thể một cách toàn diện. Nêu rõ thực tế này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cùng với xây dựng quỹ học bổng từ ngân sách nhà nước, cần tiếp tục duy trì các quỹ khuyến học, khuyến tài ở địa phương, dòng họ, hộ gia đình....

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Phan Văn Mãi kiến nghị, cần sử dụng những kết quả giám sát này thành dữ liệu đầu vào cho nghị quyết sắp tới về giáo dục đào tạo và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng liên quan đến giáo dục, đào tạo.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng cho rằng, việc xây dựng Chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải đi theo và phục vụ cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; "không thể lấy chiến lược đào tạo của các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới để áp vào chúng ta - một nền kinh tế đang phát triển".

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Phan Văn Mãi, tự chủ đào tạo không có nghĩa "để các cơ sở giáo dục tự xoay xở hoạt động", mà trong quá trình này ngân sách phải đầu tư nhiều hơn nữa với quan điểm là đầu tư cho giáo dục, y tế, xã hội. Tương tự như vậy, xã hội hóa không phải là "thương mại hóa giáo dục - đào tạo" mà Nhà nước vẫn phải có đầu tư, thậm chí đầu tư nhiều hơn, "năm sau nhiều năm trước".

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát. Trong đó, chú trọng làm bật lên những kết quả đạt được cũng như hạn chế, bất cập, đặc biệt làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể, kiến nghị giải pháp phù hợp; lưu ý phân tích đầy đủ nguyên nhân và tăng tính phản biện đối với một số vấn đề còn bất cập khó khăn, vướng mắc, yếu kém.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, bảo đảm chất lượng; các nhiệm vụ, giải pháp đưa ra cần cụ thể, khả thi gắn với thời gian thực hiện, tập trung vào những vấn đề then chốt. Đó là hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhằm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của đất nước, phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới và dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Phó Chủ tịch Quốc hội: Hoạt động của HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng

Phó Chủ tịch Quốc hội: Hoạt động của HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

10 Jul, 08:11 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh, đây là một bước ngoặt của công tác Mặt trận, bởi trong số các vị được giới thiệu và hiệp thương cử tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam có 20 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy- những người đã trải qua một quá trình công tác, đúc rút được kinh nghiệm thực tiễn gắn với lý luận của Đảng; với cương vị này, mỗi người sẽ làm tròn hai vai.

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

10 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi – Việc cấp định danh điện tử (ĐDĐT) cho người nước ngoài (NNN) được thực hiện trong đợt cao điểm 50 ngày nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia và là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

10 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến giữa UBND tỉnh và UBND các xã, phường nhằm tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị khi triển khai các nhiệm vụ tại cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chủ trì hội nghị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ